Yêu cầu giải trình bằng văn bản chỉ được nộp trực tiếp tại cơ quan tổ chức thôi đúng không? Việc tiếp nhận yêu cầu giải trình được thực hiện như thế nào?
Việc yêu cầu giải trình chỉ được nộp trực tiếp tại cơ quan tổ chức thôi đúng không?
Theo Điều 10 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định Yêu cầu giải trình như sau:
"Điều 10. Yêu cầu giải trình
1. Yêu cầu giải trình được thực hiện bằng văn bản hoặc trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình.
2. Yêu cầu giải trình bằng văn bản:
a) Văn bản yêu cầu giải trình phải nêu rõ nội dung yêu cầu giải trình; ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín của người yêu cầu giải trình.
b) Văn bản yêu cầu giải trình phải có chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận của người yêu cầu giải trình.
3. Yêu cầu giải trình trực tiếp:
a) Người yêu cầu giải trình trình bày rõ ràng nội dung yêu cầu với người được giao tiếp nhận yêu cầu giải trình.
Trường hợp nhiều người cùng yêu cầu giải trình về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày. Việc cử người đại diện được thể hiện bằng văn bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người yêu cầu giải trình;
b) Người được giao tiếp nhận yêu cầu giải trình phải thể hiện trung thực nội dung yêu cầu giải trình bằng văn bản; ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín của người yêu cầu giải trình;
c) Người yêu cầu giải trình ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản yêu cầu giải trình."
Theo đó, ngoài yêu cầu giải trình trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình thì còn có thể yêu cầu giải trình bằng văn bản.
Tải về mẫu đơn giải trình mới nhất 2023: Tại Đây
Yêu cầu giải trình bằng văn bản chỉ được nộp trực tiếp tại cơ quan tổ chức thôi đúng không?
Việc tiếp nhận yêu cầu giải trình được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 11 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về tiếp nhận yêu cầu giải trình như sau:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình tiếp nhận yêu cầu giải trình khi đáp ứng các điều kiện tiếp nhận và không thuộc những trường hợp từ chối yêu cầu giải trình lần lượt quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị định này. Trường hợp yêu cầu giải trình không thuộc trách nhiệm thì người tiếp nhận hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp văn bản yêu cầu giải trình không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này thì người tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu giải trình bổ sung thông tin, tài liệu.
- Trường hợp nội dung yêu cầu giải trình đã được giải trình cho người khác trước đó thì cung cấp bản sao văn bản giải trình cho người yêu cấu giải trình.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu, người giải trình phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu giải trình về việc giải quyết hoặc không giải quyết và nêu rõ lý do.
Thực hiện việc giải trình có bắt buộc phải có điểm chỉ của các bên hay không và thời gian thực hiện việc giải trình trong bao lâu?
Theo Điều 12 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về Thực hiện việc giải trình như sau:
"Điều 12. Thực hiện việc giải trình
1. Trong trường hợp yêu cầu giải trình trực tiếp, có nội dung đơn giản, thì việc giải trình có thể thực hiện bằng hình thức trực tiếp. Việc giải trình trực tiếp phải được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên.
2. Trong những trường hợp còn lại thì việc giải trình được thực hiện như sau:
a) Thu thập, xác minh thông tin có liên quan;
b) Làm việc trực tiếp với người yêu cầu giải trình để làm rõ những nội dung có liên quan khi thấy cần thiết. Nội dung làm việc được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên;
c) Ban hành văn bản giải trình;
d) Gửi văn bản giải trình đến người yêu cầu giải trình.
3. Văn bản giải trình phải có các nội dung sau đây:
a) Họ tên, địa chỉ người yêu cầu giải trình;
b) Nội dung yêu cầu giải trình;
c) Kết quả làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân (nếu có);
d) Căn cứ pháp lý thực hiện việc giải trình;
đ) Nội dung giải trình cụ thể.
Theo đó, việc giải trình trực tiếp phải được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên.
Bên cạnh đó, tại Điều 13 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về Thời hạn thực hiện việc giải trình như sau:
- Thời hạn thực hiện việc giải trình không quá 15 ngày, kể từ ngày ra thông báo tiếp nhận yêu cầu giải trình; trường hợp có nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 01 lần; thời gian gia hạn không quá 15 ngày và phải thông báo bằng văn bản đến người yêu cầu giải trình.
- Thời gian tạm đình chỉ việc giải trình theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này không được tính vào thời hạn thực hiện việc giải trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết của shipper Shopee 2025 chính thức? Lịch nghỉ Tết Shopee 2025? Shipper bao giờ nghỉ Tết 2025?
- Phụ lục Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT về mẫu hồ sơ yêu cầu, báo cáo đánh giá, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu?
- 11 Nội dung truyên truyền kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 theo Hướng dẫn 175?
- Mẫu Đơn đề nghị tặng Huy hiệu Đảng sớm? Tải mẫu mới nhất? Trường hợp được xét tặng Huy hiệu Đảng sớm?
- Mục đích và yêu cầu khi tuyên truyền kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản ngày 3 tháng 2 theo Hướng dẫn 175?