Yêu cầu đối với việc khóa sổ kế toán khi xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm được quy định như thế nào?
Xử lý thu, chi đối với ngân sách nhà nước cuối năm được thực hiện đối với những khoản nào?
Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 64 Luật Ngân sách nhà nước 2015 có quy định như sau:
"Điều 64. Xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm
..
3. Các khoản dự toán chi, bao gồm cả các khoản bổ sung trong năm, đến hết năm ngân sách, kể cả thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách theo quy định tại khoản 2 Điều này chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết phải hủy bỏ, trừ một số khoản chi được chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện và hạch toán quyết toán vào ngân sách năm sau:
a) Chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển nguồn sang năm sau theo quy định của Luật đầu tư công;
b) Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán;
c) Nguồn thực hiện chính sách tiền lương;
d) Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước;
đ) Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán;
e) Kinh phí nghiên cứu khoa học.
4. Các khoản tăng thu, tiết kiệm chi được sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này, trường hợp phương án được cấp có thẩm quyền quyết định sử dụng vào năm sau thì được chuyển nguồn sang ngân sách năm sau để thực hiện."
Theo đó, đối với các khoản nêu trên, cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành xử lý thu, chi theo đúng quy định.
Hoạt động khóa sổ kế toán khi xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cần đáp ứng yêu cầu gì?
Hoạt động khóa sổ kế toán khi xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cần đáp ứng yêu cầu gì?
Tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 163/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 42. Khóa sổ kế toán và xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm
1. Kết thúc năm ngân sách, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan đến thu, chi ngân sách thực hiện khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo các nội dung dự toán được giao và theo Mục lục ngân sách nhà nước. Giao Bộ Tài chính quy định hệ thống mục lục ngân sách nhà nước."
Có thể thấy, khóa sổ kế toán là hoạt động bắt buộc cần thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước khi kết thúc năm ngân sách. Các yêu cầu khi khóa sổ kế toán cần đáp ứng được quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 163/2016/NĐ-CP, gồm:
"2. Việc khóa sổ kế toán phải bảo đảm thực hiện theo các yêu cầu sau:
a) Các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước, nhưng nộp từ ngày 01 tháng 01 năm sau thì phải hạch toán và quyết toán vào thu ngân sách năm sau, trừ các khoản thu quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách, các khoản dự toán chi, bao gồm cả các khoản bổ sung trong năm, chưa thực hiện hoặc chưa chi hết phải hủy bỏ, trừ các trường hợp được chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Nghị định này;
c) Các khoản đã tạm ứng trong dự toán được thanh toán đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán; nếu hết thời gian chỉnh lý quyết toán mà vẫn chưa đủ thủ tục thanh toán thì xử lý như sau:
Trường hợp được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định tại Điều 43 của Nghị định này, thì chuyển sang năm sau thực hiện;
Trường hợp không được chuyển sang năm sau, thì đơn vị nộp lại ngân sách nhà nước trước ngày 15 tháng 02 năm sau. Sau thời hạn này, đơn vị chưa nộp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thu hồi số tạm ứng bằng cách trừ lĩnh vực chi tương ứng thuộc dự toán ngân sách năm sau của đơn vị, nếu dự toán năm sau không bố trí lĩnh vực chi đó hoặc có bố trí nhưng ít hơn số phải thu hồi, Kho bạc Nhà nước thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp để xử lý;
d) Các khoản tạm thu, tạm giữ thực hiện xử lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 số dư trên tài khoản tạm thu, tạm giữ mà chưa được cấp có thẩm quyền quyết định xử lý, được chuyển sang năm sau để theo dõi và xử lý tiếp theo quy định của pháp luật;
đ) Đối với các loại vật tư, hàng hóa tồn kho tại các đơn vị dự toán đến cuối ngày 31 tháng 12 thực hiện kiểm kê theo quy định hiện hành và xử lý như sau: Giá trị đã mua hàng hóa, vật tư tồn kho được quyết toán vào chi ngân sách năm trước theo quy định. Trường hợp sử dụng tiếp cho năm sau, đơn vị tổ chức theo dõi chặt chẽ, sử dụng và có báo cáo riêng. Trường hợp không còn sử dụng tiếp cho năm sau, đơn vị thành lập hội đồng thanh lý bán, nộp tiền vào ngân sách nhà nước; đối với đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng theo quy định của pháp luật;
e) Số dư tài khoản tiền gửi các khoản ngân sách cấp của đơn vị dự toán mở tại Kho bạc Nhà nước đến cuối ngày 31 tháng 12 được tiếp tục thanh toán theo quy định trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán mà vẫn còn dư, thì phải nộp trả ngân sách nhà nước; trừ trường hợp được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định tại Điều 43 của Nghị định này. Số dư trên tài khoản tiền gửi không thuộc ngân sách nhà nước cấp, được chuyển sang năm sau sử dụng theo quy định của pháp luật."
Dự toán ngân sách nhà nước chưa chi hết có thể chuyển sang năm sau hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Nghị định 163/2016/NĐ-CP có quy định về việc chuyển nguồn ngân sách từ năm trước sang năm sau như sau:
"Điều 43. Chuyển nguồn ngân sách từ năm trước sang năm sau
1. Các khoản dự toán chưa thực hiện hoặc chưa chi hết, các khoản đã tạm ứng trong dự toán, số dư tài khoản tiền gửi đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa thực hiện được hoặc chưa sử dụng hết, được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng gồm:
a) Chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển sang năm sau theo quy định của Luật Đầu tư công. Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc cho phép chuyển nguồn sang năm sau nữa, nhưng không quá thời hạn giải ngân của dự án nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn;
b) Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán; chi mua tăng, mua bù hàng dự trữ quốc gia;
c) Nguồn thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản tính theo tiền lương cơ sở, bảo trợ xã hội;
d) Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước; các khoản viện trợ không hoàn lại đã xác định cụ thể nhiệm vụ chi;
đ) Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán, không bao gồm các khoản bổ sung do các đơn vị dự toán cấp trên điều chỉnh dự toán đã giao của các đơn vị dự toán trực thuộc;
e) Kinh phí nghiên cứu khoa học bố trí cho các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyền quyết định đang trong thời gian thực hiện."
Như vậy, các khoản dự toán chưa chi hết thuộc trường hợp tại khoản 1 nêu trên sẽ được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng. Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều này, các khoản tăng thu, tiết kiệm chi được sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật Ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định cho phép sử dụng vào năm sau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?