Yêu cầu đối với từng phần thi sát hạch để cấp chứng chỉ kế toán viên cho chuyên gia kế toán nước ngoài như thế nào?
- Có bắt buộc sát hạch để cấp chứng chỉ kế toán viên đối với chuyên gia kế toán nước ngoài đăng ký hành nghề tại Việt Nam?
- Yêu cầu đối với từng phần thi sát hạch để cấp chứng chỉ kế toán viên cho chuyên gia kế toán nước ngoài như thế nào?
- Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận chứng chỉ chuyên gia kế toán của các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài nào?
Có bắt buộc sát hạch để cấp chứng chỉ kế toán viên đối với chuyên gia kế toán nước ngoài đăng ký hành nghề tại Việt Nam?
Người được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ kế toán viên và đáp ứng những điều kiện khác quy định tại Điều 58 Luật Kế toán 2015.
Theo Điều 10 Thông tư 91/2017/TT-BTC, những người có chứng chỉ chuyên gia kế toán của các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận, muốn được cấp chứng chỉ kế toán viên của Việt Nam để đăng ký hành nghề dịch vụ kế phải dự thi sát hạch kiến thức về luật pháp Việt Nam.
Trường hợp tổ chức cấp chứng chỉ chuyên gia kế toán là cơ quan nhà nước có thẩm quyền (không phải là tổ chức nghề nghiệp) thì người dự thi phải là hội viên chính thức của tổ chức nghề nghiệp về kế toán và tổ chức nghề nghiệp đó phải là thành viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC).
Nội dung học và thi để lấy chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên phải tương đương hoặc cao hơn nội dung học và thi theo quy định tại Điều 6 Thông tư 91/2017/TT-BTC.
Yêu cầu đối với từng phần thi sát hạch để cấp chứng chỉ kế toán viên cho chuyên gia kế toán nước ngoài như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với từng phần thi sát hạch để cấp chứng chỉ kế toán viên cho chuyên gia kế toán nước ngoài như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 10 Thông tư 91/2017/TT-BTC, nội dung kỳ thi sát hạch để cấp chứng chỉ kế toán viên cho người có chứng chỉ chuyên gia kế toán của các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận bao gồm:
- Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
- Tài chính và quản lý tài chính;
- Thuế và quản lý thuế;
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị;
Nội dung, yêu cầu từng phần thi sát hạch quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 91/2017/TT-BTC, cụ thể như sau:
(1) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp
- Luật Doanh nghiệp
+ Các vấn đề chung về doanh nghiệp;
+ Các loại hình doanh nghiệp.
- Pháp luật về đầu tư
+ Các vấn đề chung về đầu tư;
+ Các hình thức đầu tư.
- Pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại
+ Các vấn đề chung về hợp đồng;
+ Hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
- Pháp luật về cạnh tranh
- Pháp luật phá sản
- Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
- Luật Lao động.
(2) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
- Các vấn đề cơ bản trong tài chính
+ Chức năng của quản lý tài chính trong doanh nghiệp;
+ Giá trị thời gian của tiền tệ;
+ Định giá trái phiếu và cổ phiếu;
+ Thị trường tài chính;
+ Tính toán và phân tích các chỉ số tài chính.
- Nguồn tài trợ của doanh nghiệp
+ Nguồn tài trợ dài hạn;
+ Nguồn tài trợ ngắn hạn;
+ Hệ thống đòn bẩy và cơ cấu vốn;
+ Chi phí sử dụng vốn;
+ Cơ cấu nguồn vốn.
- Quản lý tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn
+ Tài sản cố định, tài sản dài hạn;
+ Tài sản lưu động, tài sản ngắn hạn.
- Đánh giá dự án đầu tư và quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp
+ Quyết định đầu tư và quy trình đánh giá dự án đầu tư;
+ Phương pháp chiết khấu dòng tiền;
+ Các phương pháp khác.
- Định giá doanh nghiệp
+ Bản chất và mục tiêu của việc định giá doanh nghiệp;
+ Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp.
- Quản lý Tài chính Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và đổi mới doanh nghiệp nhà nước;
+ Quản lý tài chính Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác;
+ Xử lý tài chính đối với hoạt động mua bán, bàn giao, tiếp nhận xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp;
+ Xử lý tài chính khi thành lập mới, tổ chức lại và giải thể Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
(3) Thuế và quản lý thuế nâng cao
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
- Các loại thuế khác
- Luật quản lý thuế
- Kế hoạch thuế.
(4) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao
- Pháp luật về kế toán
+ Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn;
+ Chuẩn mực kế toán Việt Nam;
+ Nguyên tắc và nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
+ Các chế độ kế toán.
- Lập báo cáo tài chính đơn vị kế toán
- Lập báo cáo tài chính hợp nhất
- Kế toán quản trị
+ Các vấn đề cơ bản về kế toán quản trị;
+ Kế toán chi phí;
+ Quyết định ngắn hạn.
Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận chứng chỉ chuyên gia kế toán của các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài nào?
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 91/2017/TT-BTC, Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận chứng chỉ chuyên gia kế toán của các tổ chức sau đây:
- Hiệp hội kế toán công chứng Vương quốc Anh (The Association of Chartered Certified Accountants - ACCA);
- Hiệp hội kế toán viên công chứng Australia (CPA Australia);
- Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW).
- Các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài khác có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 91/2017/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?