Yêu cầu đối với thành phần thức ăn chăn nuôi theo quy phạm thực hành chăn nuôi tốt được quy định như thế nào?
- Yêu cầu đối với thành phần thức ăn chăn nuôi theo quy phạm thực hành chăn nuôi tốt được quy định như thế nào?
- Yêu cầu đối với dán nhãn thức ăn chăn nuôi như thế nào để phù hợp với quy phạm thực hành chăn nuôi tốt?
- Đối với thức ăn chăn nuôi có bổ sung thuốc thì được sử dụng các loại phụ gia và thuốc thú y gì?
Yêu cầu đối với thành phần thức ăn chăn nuôi theo quy phạm thực hành chăn nuôi tốt được quy định như thế nào?
Tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9593:2013 (CAC/RCP 54-2004) về Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt có quy định về yêu cầu đối với thành phần thức ăn chăn nuôi như sau:
- Thành phần thức ăn chăn nuôi phải được lấy từ các nguồn an toàn và là đối tượng để phân tích mối nguy khi các thành phần có được từ quá trình hoặc công nghệ không được đánh giá từ quan điểm an toàn thực phẩm.
- Quy trình sử dụng phải thích hợp với việc áp dụng các nguyên tắc làm việc đối với phép phân tích mối nguy trong Khuôn khổ của Tiêu chuẩn thực phẩm Codex4).
- Trong trường hợp đặc biệt, các nhà sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi cần phải cung cấp thông tin đầy đủ đến người sử dụng để cho phép sử dụng đúng và an toàn.
- Việc giám sát thành phần thức ăn chăn nuôi phải bao gồm kiểm tra, lấy mẫu và phân tích các chất không mong muốn sử dụng các quy trình dựa trên mối nguy. Nếu được sử dụng, thì thành phần thức ăn chăn nuôi được chấp nhận phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định về mức độ của tác nhân gây bệnh, độc tố nấm mốc, thuốc bảo vệ thực vật và các chất không mong muốn mà có thể làm tăng các mối nguy đến sức khỏe người tiêu dùng.
Yêu cầu đối với thành phần thức ăn chăn nuôi theo quy phạm thực hành chăn nuôi tốt được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với dán nhãn thức ăn chăn nuôi như thế nào để phù hợp với quy phạm thực hành chăn nuôi tốt?
Tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9593:2013 (CAC/RCP 54-2004) về Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt có hướng dẫn ghi nhãn thức ăn chăn nuôi như sau:
Ghi nhãn
10. Ghi nhãn phải rõ ràng và cung cấp thông tin hướng dẫn người tiêu dùng cách xử lý, bảo quản và sử dụng thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi. Ghi nhãn phải phù hợp với tất cả các yêu cầu theo quy định và phải mô tả thức ăn chăn nuôi và cung cấp các hướng dẫn sử dụng. Khi thích hợp, ghi nhãn hoặc các tài liệu kèm theo phải bao gồm:
- thông tin về loài hoặc loại động vật sử dụng thức ăn chăn nuôi;
- mục đích của việc sử dụng thức ăn chăn nuôi;
- danh mục thành phần thức ăn chăn nuôi, bao gồm cả tài liệu tham khảo thích hợp về phụ gia, theo thứ tự giảm dần về tỉ lệ;
- thông tin liên lạc của nhà sản xuất hoặc người đăng ký;
- số đăng kí nếu có;
- hướng dẫn và các lưu ý thận trọng khi sử dụng;
- dấu hiệu nhận biết lô hàng;
- ngày sản xuất;
- "sử dụng trước" hoặc ngày hết hạn.
11. Mục này không áp dụng cho ghi nhãn thức ăn chăn nuôi hay thành phần thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ công nghệ sinh học hiện đại 5).
Đối với thức ăn chăn nuôi có bổ sung thuốc thì được sử dụng các loại phụ gia và thuốc thú y gì?
Tại tiểu mục 4.5.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9593:2013 (CAC/RCP 54-2004) quy định về phụ gia thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi có bổ sung thuốc như sau:
- Phụ gia thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi có bổ sung thuốc cần được đánh giá về độ an toàn và được sử dụng theo tình huống sử dụng đã định do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước.
- Thuốc thú y được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi có bổ sung thuốc cần tuân theo các quy định Tiêu chuẩn Thực hành về kiểm soát việc sử dụng thuốc thú y.
- Có thể cần đưa ra tiêu chí phân biệt phụ gia thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y được sử dụng trong thức ăn có bổ sung thuốc để tránh việc lạm dụng.
- Phụ gia thức ăn chăn nuôi cần được thu nhận, xử lý và bảo quản để duy trì trạng thái nguyên vẹn chúng và để giảm thiểu việc lạm dụng hoặc ô nhiễm không an toàn. Thức ăn có chứa phụ gia nên được sử dụng theo đúng hướng dẫn sử dụng được quy định cụ thể.
- Kháng sinh không được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi để kích thích tăng trưởng khi không có sự đánh giá an toàn về sức khỏe cộng đồng.
Bên cạnh đó tại tiểu mục 4.5.3 Mục này còn quy định về các chất không mong muốn như sau:
Các chất không mong muốn
25. Sự có mặt của các chất không mong muốn trong thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi như chất ô nhiễm công nghiệp, chất gây ô nhiễm môi trường, thuốc trừ sâu, hạt nhân phóng xạ, chất bẩn hữu cơ khó phân hủy, tác nhân gây bệnh và độc tố như độc tố nấm mốc cần phải được nhận biết, kiểm soát và giảm thiểu. Sản phẩm có nguồn gốc từ động vật có thể là nguyên nhân gây ra Bệnh bò điên (BSE) 12) không được sử dụng để cho ăn trực tiếp hoặc để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho động vật nhai lại. Các biện pháp kiểm soát được áp dụng để giảm các chất không mong muốn ở mức không được chấp nhận cần được đánh giá về giới hạn tác động của chúng trong an toàn thực phẩm.
26. Các mối nguy của từng chất không mong muốn đến sức khỏe người tiêu dùng cần được đánh giá và việc đánh giá này có thể dùng để thiết lập các giới hạn tối đa cho thức ăn chăn nuôi và thành phần thức ăn chăn nuôi hoặc cấm sử dụng các nguyên liệu nhất định trong khối thức ăn chăn nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh qua 11 kỳ Đại hội trên Internet như thế nào?
- Chính thức bảng lương giáo viên 2025 theo quy định mới có mức thấp nhất, cao nhất là bao nhiêu?
- Có bao nhiêu loại mã OTP theo Thông tư 50/2024? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking phải công bố những thông tin gì?
- Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố ra sao? Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu 2b Bản kiểm điểm đảng viên dành cho cán bộ khi nào nộp? Xếp loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25 gồm bao nhiêu mức?