Yêu cầu đối với sử dụng thuốc thú y khi nuôi tôm hữu cơ là gì? Có chất nào không được sử dụng hay không?

Yêu cầu về phúc lợi đối với tôm khi nuôi tôm hữu cơ như thế nào? Yêu cầu đối với sử dụng thuốc thú y khi nuôi tôm hữu cơ là gì? Có chất nào không được sử dụng hay không? Kế hoạch để kiểm soát ký sinh trùng trên tôm được xây dựng thế nào? - Câu hỏi của chị Bích Ngọc (Vũng Tàu).

Yêu cầu đối với đảm bảo phúc lợi đối cho tôm khi nuôi tôm hữu cơ như thế nào?

 nuôi tôm hữu cơ

Nuôi tôm hữu cơ (Hình từ Internet)

Căn cứ theo tiểu mục 5.1.9.1 đến tiểu mục 5.1.9.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-8:2018 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 8: Tôm hữu cơ quy định:

Đơn vị nuôi phải được thiết kế, vận hành và quản lý để giảm thiểu sự căng thẳng của tôm nuôi, giảm thiểu sự lây lan bệnh dịch trong đơn vị nuôi cũng như các hệ sinh thái liền kề và các loài thủy sản bản địa.

Khi nuôi tôm trong lồng bè và đăng quây lưới, phải có biện pháp để giảm thiểu lây truyền bệnh dịch và ký sinh trùng giữa tôm nuôi và các loài thủy sản tự nhiên (ví dụ: đảm bảo mật độ lồng bè, mật độ tôm nuôi). Lồng bè và đăng quây lưới phải được bố trí sao cho giảm thiểu ô nhiễm và bệnh dịch từ các lồng bè thủy sản nuôi thông thường hoặc các quần thể thủy sản bản địa, có tính đến các yếu tố như dòng nước và các thay đổi theo mùa.

Phải đảm bảo phúc lợi đối với tôm nuôi thông qua các yêu cầu sau:

- Tôm phải có chế độ ăn thích hợp, đủ về số lượng đủ và có các thành phần thức ăn có thể duy trì sức khỏe của tôm.

- Môi trường nước nuôi tôm phải có các thông số chất lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu sinh lý của tôm.

- Phải có biện pháp phòng ngừa bệnh dịch, tôm mang bệnh phải được chẩn đoán kịp thời và được điều trị.

- Tôm phải có đủ không gian để hoạt động.

- Phải giảm thiểu các điều kiện gây căng thẳng cho tôm.

Yêu cầu đối với sử dụng thuốc thú y khi nuôi tôm hữu cơ là gì? Có chất nào không được sử dụng hay không?

Theo quy định 5.1.9.12 đến tiểu mục 5.1.9.14 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-8:2018 quy định:

Việc sử dụng thuốc thú y trong nuôi tôm hữu cơ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Nếu không có phương pháp điều trị hoặc biện pháp thực hành nào khác thì có thể sử dụng các chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm (bao gồm cả vắc xin).

- Ưu tiên sử dụng các loại thảo dược và các sản phẩm vi lượng đồng căn.

- Nếu hai biện pháp nêu trên không có hiệu quả, có thể sử dụng thuốc thú y hóa học.

- Khi sử dụng thuốc thú y, phải đáp ứng thời gian thải trừ tương ứng. Nếu không có quy định cụ thể thì thời gian thải trừ thuốc khi sử dụng cho tôm nuôi hữu cơ phải gấp đôi thời gian thải trừ do nhà sản xuất thuốc quy định nhưng không ít hơn 14 ngày.

- Tôm bố mẹ được điều trị bằng kháng sinh không được coi là hữu cơ với mục đích thương phẩm.

Lưu ý: Chỉ được điều trị bằng hormon đối với tôm bố mẹ dưới sự giám sát của người có chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản. Tôm bố mẹ được điều trị bằng steroid hoặc hormon khác không được coi là hữu cơ với mục đích thương phẩm.

Cơ sở nuôi tôm hữu cơ không được sử dụng:

- Các hợp chất tổng hợp để kích thích hoặc làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của tôm, bao gồm cả hormon tăng trưởng.

- Thuốc diệt ký sinh trùng tổng hợp đối với tôm thương phẩm, trừ trường hợp tôm giống bố mẹ đã qua điều trị.

- Thuốc kháng sinh đối với tôm thương phẩm.

- Thuốc thú y hóa học (ví dụ: thuốc kháng sinh, hormon và steroid) để phòng bệnh.

Kế hoạch để kiểm soát ký sinh trùng trên tôm được xây dựng thế nào?

Theo quy định tại tiểu mục 5.1.9.15 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-8:2018 thì cơ sở nuôi tôm hữu cơ phải có kế hoạch để kiểm soát ký sinh trùng trên tôm.

- Kế hoạch này phải bao gồm các biện pháp phòng ngừa như để trống ao nuôi và lồng bè nuôi tôm, giảm mật độ tôm, giám sát các đơn vị nuôi nuôi, cũng như các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp ký sinh trùng bùng phát.

- Cơ sở nuôi tôm có thể sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng tổng hợp nếu các biện pháp phòng ngừa không có hiệu quả (vì điều kiện khí hậu hoặc các yếu tố không thể kiểm soát khác), bằng cách cho tôm ăn, điều trị tại chỗ hoặc nhúng bể nước tĩnh để điều trị ngoài vỏ, với điều kiện:

+ Giám sát tôm nuôi để chắc chắn là tôm bị nhiễm ký sinh trùng;

+ cơ sở có hướng dẫn bằng văn bản của người có chứng chỉ hành nghề thú y về việc cần sử dụng sản phẩm và phương pháp cụ thể để kiểm soát ký sinh trùng;

+ Thời gian thải trừ thuốc khi sử dụng cho tôm nuôi hữu cơ phải gấp đôi thời gian thải trừ do nhà sản xuất thuốc quy định nhưng không ít hơn 14 ngày;

+ Chỉ được điều trị một đợt đối với tôm thương phẩm dưới một năm tuổi và chỉ được điều trị tối đa hai đợt đối với tôm thương phẩm từ một năm tuổi trở lên; nếu không đáp ứng, tôm thương phẩm sẽ mất tình trạng hữu cơ;

+ Cơ sở phải có kế hoạch kiểm soát ký sinh trùng trong các tình huống khẩn cấp.

Nuôi tôm hữu cơ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Yêu cầu đối với sử dụng thuốc thú y khi nuôi tôm hữu cơ là gì? Có chất nào không được sử dụng hay không?
Pháp luật
Trong quản lý thức ăn nuôi tôm hữu cơ thì không được phép cho tôm ăn các loại chất, loại thức ăn nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nuôi tôm hữu cơ
840 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nuôi tôm hữu cơ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nuôi tôm hữu cơ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào