Yêu cầu đối với quảng cáo trên xuất bản phẩm được quy định như thế nào? Quy trình tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm được quy định như thế nào?
Pháp luật quy định về hoạt động phát hành xuất bản phẩm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 36 Luật Xuất bản 2012 quy định về hoạt động phát hành xuất bản phẩm như sau:
- Cơ sở phát hành xuất bản phẩm bao gồm doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh xuất bản phẩm (sau đây gọi chung là cơ sở phát hành).
Nhà xuất bản được thành lập cơ sở phát hành xuất bản phẩm.
- Cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này.
- Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Người đứng đầu cơ sở phát hành phải thường trú tại Việt Nam; có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về phát hành xuất bản phẩm do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm cấp;
+ Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
+ Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.
- Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là hộ kinh doanh:
+ Chủ hộ phải thường trú tại Việt Nam;
+ Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.
Yêu cầu đối với quảng cáo trên xuất bản phẩm
Yêu cầu đối với quảng cáo trên xuất bản phẩm được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 30 Luật Xuất bản 2012 quy định về quảng cáo trên xuất bản phẩm như sau:
- Không được quảng cáo trên bản đồ hành chính.
- Việc quảng cáo trên lịch blốc được thực hiện theo quy định sau đây:
+ Diện tích dành cho quảng cáo không vượt quá 20% diện tích từng tờ lịch; nội dung và hình ảnh quảng cáo phải phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo;
+ Không được quảng cáo trên những tờ lịch in ngày Quốc lễ và ngày kỷ niệm lớn của đất nước.
+ Việc quảng cáo trên xuất bản phẩm không được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
Quy trình tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 44 Luật Xuất bản 2012 quy định về quy trình tổ chức triễn lãm, hội chợ xuất bản phẩm như sau:
- Việc tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép.
- Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm:
+ Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cho cơ quan, tổ chức ở trung ương; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương; chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn + trực thuộc cơ quan, tổ chức ở trung ương đặt tại địa phương.
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép trong đó ghi rõ mục đích, thời gian, địa điểm và tên các đơn vị tham gia triển lãm, hội chợ;
+ Danh mục xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ theo mẫu quy định.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phải cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm có trách nhiệm:
+ Thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép;
+ Kiểm tra, thẩm định nội dung xuất bản phẩm trước khi trưng bày, giới thiệu, phát hành tại triển lãm, hội chợ;
+ Không được đưa vào triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này; xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm đưa vào triển lãm, hội chợ và hoạt động tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm.
- Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản có quyền từ chối cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép đưa ra khỏi danh mục xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ đối với các xuất bản phẩm sau đây:
+ Xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này;
+ Xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ không có nguồn gốc hợp pháp;
+ Xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?