Yêu cầu đối với chuẩn đo lường quốc gia được quy định như thế nào? Việc duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn quốc gia gồm những nội dung chính nào?
Chuẩn đo lường quốc gia được dùng để làm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Đo lường 2011 quy định về hệ thống chuẩn đo lường của từng lĩnh vực đo như sau:
Hệ thống chuẩn đo lường của từng lĩnh vực đo
1. Chuẩn đo lường quốc gia (sau đây gọi là chuẩn quốc gia) là chuẩn đo lường cao nhất của quốc gia được dùng để xác định giá trị đo của các chuẩn đo lường còn lại của lĩnh vực đo.
...
Theo đó, chuẩn đo lường quốc gia được hiểu là chuẩn đo lường cao nhất của quốc gia được dùng để xác định giá trị đo của các chuẩn đo lường còn lại của lĩnh vực đo.
Chuẩn đo lường quốc gia (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với chuẩn đo lường quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Đo lường 2011, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 16 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định như sau:
Yêu cầu đối với chuẩn quốc gia
1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 11 của Luật này.
2. Chuẩn quốc gia phải được thiết lập theo kế hoạch phát triển chuẩn quốc gia.
3. Chuẩn quốc gia phải được phê duyệt; duy trì, bảo quản, sử dụng tại tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia.
4. Chuẩn quốc gia phải được định kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh với chuẩn quốc tế hoặc với chuẩn quốc gia của nước ngoài đã được hiệu chuẩn hoặc đã được so sánh với chuẩn quốc tế.
Việc hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia do tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia thực hiện.
5. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển chuẩn quốc gia.
6. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia; quy định chi tiết khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Tại Điều 11 Luật Đo lường 2011 quy định về yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo lường như sau:
Yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo lường
1. Yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản của chuẩn đo lường phải được thể hiện trên chuẩn đo lường hoặc ghi trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo.
2. Đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn đo lường phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.
Như vậy, chuẩn đo lường quốc gia phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo lường được quy định cụ thể tại Điều 11 trên.
- Chuẩn quốc gia phải được thiết lập theo kế hoạch phát triển chuẩn quốc gia.
- Chuẩn quốc gia phải được phê duyệt; duy trì, bảo quản, sử dụng tại tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia.
- Chuẩn quốc gia phải được định kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh với chuẩn quốc tế hoặc với chuẩn quốc gia của nước ngoài đã được hiệu chuẩn hoặc đã được so sánh với chuẩn quốc tế.
Việc hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia do tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia thực hiện.
Việc duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia gồm những nội dung chính nào?
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 14/2013/TT-BKHCN quy định như sau:
Quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia
Quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia bao gồm các nội dung chính sau đây:
1. Đối với việc duy trì, bảo quản:
a) Diện tích nơi duy trì, bảo quản;
b) Điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác;
c) Biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, mất hoặc hư hỏng chuẩn quốc gia; biện pháp di chuyển khẩn cấp;
d) Việc định kỳ kiểm soát các điều kiện duy trì, bảo quản;
đ) Việc hiệu chuẩn nội bộ hoặc so sánh liên phòng chuẩn quốc gia; đề xuất biện pháp xử lý đối với kết quả hiệu chuẩn nội bộ và so sánh liên phòng;
e) Yêu cầu về duy trì, bảo quản, sử dụng phương tiện, trang thiết bị để thực hiện duy trì, bảo quản chuẩn quốc gia;
g) Phân công và trách nhiệm của người làm nhiệm vụ duy trì, bảo quản.
2. Đối với việc sử dụng:
a) Đối với hoạt động hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài:
- Chu kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh;
- Yêu cầu về bao gói, vận chuyển, bảo quản, về kiểm soát hồ sơ, tài liệu, tình trạng của chuẩn quốc gia và trang thiết bị liên quan.... trước và sau khi thực hiện; đề xuất biện pháp xử lý kết quả sau khi hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia.
b) Đối với hoạt động hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn:
- Diện tích nơi sử dụng;
- Điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác;
- Biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống hư hỏng chuẩn quốc gia do việc sử dụng không phù hợp quy định;
- Phân công và quy định trách nhiệm của người được giao thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh;
- Yêu cầu về duy trì, bảo quản, sử dụng phương tiện, trang thiết bị để thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh;
- Ghi chép nhật ký sử dụng.
Như vậy, quy định về duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn đo lường quốc gia bao gồm các nội dung chính được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?