Y học dự phòng là gì? Một số kỹ năng chung hỗ trợ phát triển nghề nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng?
Y học dự phòng là gì?
Y học dự phòng, tiếng Anh là Preventive Medicine là lĩnh vực Y tế liên quan đến việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Ngành Y học dự phòng gồm 2 mảng chính:
- Thực hiện chương trình y tế công cộng, chương trình y tế quốc gia, tham gia các tổ chức chính phủ về y tế, phát triển cộng đồng;
- Tham gia quản lý, chăm sóc người bệnh tại cộng đồng, phục hồi chức năng, cấp cứu, điều trị các bệnh thường gặp ở tuyến cơ sở.
Chức năng chính của ngành Y học dự phòng là phát hiện, xác định, giám sát các vấn đề về sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, ngành này cũng thực hiện việc dự báo kiểm soát, khống chế bệnh dịch và các tác nhân truyền nhiễm gây dịch.
Ngoài ra, nhân viên Y học dự phòng còn xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về phòng chống bệnh xã hội; quản lý chương trình y tế; tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
Y học dự phòng hướng đến việc ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển cũng như kiểm soát nguồn bệnh, nâng cao sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng động.
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định thì nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng, bao gồm:
- Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.02.04
- Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) Mã số: V.08.02.05
- Bác sĩ y học dự phòng (hạng III) Mã số: V.08.02.06
Y học dự phòng là gì? (Hình từ Internet)
Sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng, học viên phải đạt được những gì?
Mục tiêu cụ thể được quy định tại tiểu mục 1.2 Mục II Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng Ban hành kèm theo Quyết định 1707/QĐ-BYT năm 2022 như sau:
MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Trang bị kiến thức chung về chính trị, quản lý nhà nước, kĩ năng làm việc; nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi hoàn thành chương trình, học viên:
1) Có kiến thức chung về chính trị, quản lý nhà nước áp dụng trong lĩnh vực quản lý y tế, y tế dự phòng, chăm sóc nâng cao sức khỏe người dân:
2) Áp dụng được các kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản, cần thiết cho vị trí việc làm bác sĩ y học dự phòng;
3) Thể hiện liên tục hoàn thiện phẩm chất đạo đức của người bác sĩ y học dự phòng, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của vị trí việc làm bác sĩ y học dự phòng.
2. Yêu cầu đối với chương trình
2.1. Đảm bảo hợp lý và khoa học giữa các khối kiến thức, nội dung bám sát nhiệm vụ, chuyên môn của bác sĩ y học dự phòng, đảm bảo không trùng lặp với chương trình khác và kết cấu theo hướng mở để dễ cập nhật, bổ sung cho phù hợp;
2.2. Cân đối hợp lý nội dung và thời lượng của phần lý thuyết và thực hành;
2.3. Các chuyên đề xây dựng phải thiết thực để học viên có thể vận dụng vào công việc hàng ngày sau khi học xong.
Theo quy định trên, sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng, học viên phải có kiến thức chung về chính trị, quản lý nhà nước áp dụng trong lĩnh vực quản lý y tế, y tế dự phòng, chăm sóc nâng cao sức khỏe người dân:
Đồng thời, áp dụng được các kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản, cần thiết cho vị trí việc làm bác sĩ y học dự phòng;
Và thể hiện liên tục hoàn thiện phẩm chất đạo đức của người bác sĩ y học dự phòng, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của vị trí việc làm bác sĩ y học dự phòng.
Hỗ trợ phát triển nghề nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng có những kỹ năng chung nào?
Theo Chuyên đề 4 Phần I Mục VIII Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng Ban hành kèm theo Quyết định 1707/QĐ-BYT năm 2022 như sau:
Một số kỹ năng chung hỗ trợ phát triển nghề nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng
1. Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin
1.1. Đặc điểm, vai trò thu thập và xử lý thông tin
1.2. Kỹ năng thu thập thông tin
1.3. Kỹ năng xử lý thông tin
1.4. Thu thập và xử lý thông tin trong môi trường số
2. Kỹ năng tạo động lực làm việc
2.1. Động lực và tạo động lực làm việc cho bác sĩ y học dự phòng
a) Động lực và tạo động lực
b) Đặc điểm nghề nghiệp và vai trò của việc tạo động lực làm việc cho Bác sĩ Y học dự phòng
2.2. Một số lý thuyết cơ bản về tạo động lực làm việc
a) Thuyết về nhu cầu của A.Maslow
b) Thuyết hai yếu tố của F. Herzberg
c) Thuyết xác lập mục tiêu của Edwin A. Locke
2.3. Phương pháp và công cụ tạo động lực cho Bác sĩ Y học dự phòng
a) Nhận diện nhu cầu và động lực làm việc của Bác sĩ Y học dự phòng
b) Phương pháp và công cụ tạo động lực cho Bác sĩ Y học dự phòng
c) Một số trở ngại đối với việc có động lực và tạo động lực đối với Bác sĩ Y học dự phòng
3. Kỹ năng phối hợp trong công việc
3.1. Những vấn đề chung về phối hợp
3.1.1 Khái niệm phối hợp
3.1.2. Vai trò của phối hợp
3.1.3. Phân loại phối hợp
3.1.4. Cơ chế phối hợp
3.2. Một số kỹ năng giúp phối hợp hiệu quả
3.2.1. Kỹ năng xây dựng kế hoạch phối hợp
3.2.2. Kỹ năng chia sẻ thông tin trong phối hợp
3.2.3 Kỹ năng xử lý xung đột trong phối hợp
Theo đó, có một số kỹ năng chung hỗ trợ phát triển nghề nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng như sau:
- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin
- Kỹ năng tạo động lực làm việc
- Kỹ năng phối hợp trong công việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh có được xem phim 18+ hay không? Học sinh xem phim 18+ có bị đuổi học 1 tuần lễ hay không?
- Năm cá nhân số 8 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có bị xử phạt?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng?
- Bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tải về bảng?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?