Y học cổ truyền chẩn bệnh bằng các phương pháp nào? Sau khi tốt nghiệp nghề này trình độ trung cấp thì người học phải đạt được tối thiểu những kiến thức nào?

Chị ơi cho em hỏi: Y học cổ truyền chẩn bệnh bằng các phương pháp nào? Sau khi tốt nghiệp nghề này trình độ trung cấp thì người học phải đạt được tối thiểu những kiến thức nào? Đây là câu hỏi của bạn Anh Khoa đến từ Vĩnh Long.

Y học cổ truyền chẩn bệnh bằng các phương pháp nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục B Phần 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Giới thiệu chung về ngành, nghề
Y học cổ truyền trình độ trung cấp là nghề đào tạo dựa trên nền tảng của triết học và những kiến thức y học đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều thế hệ y gia phương đông, được các danh y trong nước lưu truyền và phát triển đến nay, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Y học cổ truyền chẩn bệnh bằng các phương pháp: vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh), văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân), vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan), thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) để xác định bệnh trạng. Về điều trị, Y học cổ truyền sử dụng các phương thức: châm cứu; thuốc uống hoặc dùng ngoài da, và cả xoa bóp.
Phương pháp châm cứu dựa trên hệ thống kinh mạch được miêu tả chi tiết với hàng trăm huyệt trên cơ thể. Các huyệt và các đường kinh mạch có mối liên hệ với các tạng, phủ trong cơ thể, để điều trị các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loại kiểu nào thì can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác để hỗ trợ nếu cần thiết. Điều đặc biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể dùng các phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, tuy rằng trong thời đại ngày nay, châm cứu được sử dụng như một phương pháp gây vô cảm (gây tê) trong một số cuộc phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).
Thuốc Bắc là các vị thuốc được khai thác và bào chế theo sách của Trung Quốc truyền sang. Thuốc Nam là các vị thuốc do các thầy thuốc khám phá trên lãnh thổ Việt Nam. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Lê Hữu Trác và Tuệ Tĩnh.
Các y sĩ hệ trung cấp ngành y học cổ truyền được cung cấp về kiến thức cơ bản y học cổ truyền nhằm hình thành khả năng sử dụng các phương pháp này để có thể thực hiện được các công việc thăm khám, chẩn đoán một số bệnh thông thường cho bệnh nhân và hỗ trợ, thực hiện y lệnh của bác sĩ y học cổ truyền trong công tác điều trị tại các bệnh viện y học cổ truyền, khoa y học cổ truyền của các bệnh viện đa khoa, các phòng khám, trạm xá, hội đông y, phòng chẩn trị y học cổ truyền tư nhân bằng phương pháp y học cổ truyền như thuốc Nam – Bắc, châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt, dưỡng sinh. Ngoài ra còn tham gia công việc bào chế, kinh doanh dược liệu các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu và kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền…
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.650 giờ (tương đương 60 tín chỉ).

Như vậy, y học cổ truyền chẩn bệnh bằng các phương pháp:

- Vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh);

- Văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân);

- Vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan);

- Thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) để xác định bệnh trạng.

Về điều trị, Y học cổ truyền sử dụng các phương thức: châm cứu; thuốc uống hoặc dùng ngoài da, và cả xoa bóp.

y học cổ truyền

Nghề y học cổ truyền (Hình từ Internet)

Sau khi tốt nghiệp nghề y học cổ truyền trình độ trung cấp thì người học phải đạt được tối thiểu những kiến thức nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục B Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Kiến thức
- Trình bày đúng cấu trúc giải phẫu, chức năng sinh lý của các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người;
- Trình bày và giải thích được công dụng của các loại dược liệu thường dùng, một số bài thuốc y học cổ truyền;
- Trình bày được các phương pháp bào chế dược liệu y học cổ truyền;
- Mô tả đúng hệ thống kinh lạc, trình bày được vị trí và tác dụng của các huyệt thường dùng, giải thích các nguyên tắc chọn huyệt trong điều trị;
- Trình bày được kỹ thuật châm, điện châm, kỹ thuật cứu và các thủ thuật bổ tả;
- Mô tả được các động tác xoa bóp tác động lên da, cơ, xương khớp và huyệt;
- Trình bày được tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của xoa bóp để áp dụng phù hợp trong điều trị và phòng bệnh;
- Trình bày được các bước thăm khám và phát hiện được các triệu chứng y học cổ truyền thường gặp trên lâm sàng;
- Trình bày được các nguyên tắc đạo đức liên quan đến chăm sóc sức khỏe và trách nhiệm pháp lý của nghề y.
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Như vậy, sau khi tốt nghiệp nghề y học cổ truyền trình độ trung cấp thì người học phải đạt được tối thiểu những kiến thức như trên.

Người học nghề y học cổ truyền trình độ trung cấp phải có khả năng học tập và nâng cao trình độ như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục B Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Khả năng học tập và nâng cao trình độ
- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề y học cổ truyền trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Theo đó, người học nghề y học cổ truyền trình độ trung cấp phải có khả năng học tập và nâng cao trình độ như trên.

Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

694 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào