Xúi giục trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
- Hành vi xúi giục trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy có phải là hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em không?
- Xúi giục trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
- Người cho trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy có bị phạt tiền không?
Hành vi xúi giục trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy có phải là hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
...
Như vậy, hành vi xúi giục trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi xúi giục trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em.
Xúi giục trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Căn cứ theo quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;
d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Đối với người đang cai nghiện;
h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 13 tuổi.
...
Như vậy, người có hành vi xúi giục trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Cụ thể:
- Người phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
- Người phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy đối với người từ dưới 13 tuổi có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Xúi giục trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù? (Hình từ Internet)
Người cho trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy có bị phạt tiền không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định 130/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về cấm bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em; vi phạm quy định về cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn, thân thiện với trẻ em
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp sản phẩm, dịch vụ không an toàn, không thân thiện, gây tổn hại cho trẻ em;
b) Bán chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em;
c) Cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy sản phẩm, thực phẩm không an toàn, có hại cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
Như vậy, người có hành vi cho trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy là cá nhân thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm phải chịu toàn bộ chi phí khám chữa bệnh đối đối với trẻ em đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu năng lực tài chính của nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng? Cách viết mẫu năng lực tài chính của nhà đầu tư?
- Mẫu Bản cam kết đảm bảo an toàn cho nhà ở liền kề và xung quanh khi xây dựng? Nhà thầu thi công xây dựng có quyền và nghĩa vụ nào?
- Mẫu Đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng nhà ở, nhà chung cư mới nhất? Cách viết đơn khởi kiện đúng luật?
- Mẫu Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu trường đại học? Điều kiện cho phép hoạt động đào tạo?
- Mẫu giấy ủy quyền thực hiện các công việc trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?