Xuất xứ hàng hóa trong hoạt động thương mại là gì? Hình thức xử lý vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa?

Xuất xứ hàng hóa trong hoạt động thương mại là gì? Hình thức xử lý vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa trong hoạt động thương mại hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? - câu hỏi của anh M. (Hậu Giang)

Xuất xứ hàng hóa trong hoạt động thương mại là gì?

Xuất xứ hàng hóa trong hoạt động thương mại được giải thích theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại 2005 như sau:

Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.

Theo đó, xuất xứ hàng hóa trong hoạt động thương mại là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.

Quảng cáo sai sự thật về xuất xứ hàng hóa được coi là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm đúng không?

Quảng cáo sai sự thật về xuất xứ hàng hóa là một trong các hành vi quảng cáo thương bị pháp luật nghiêm cấm theo quy định tại khoản 7 Điều 109 Luật Thương mại 2005, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 như sau:

Các quảng cáo thương mại bị cấm
1. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
2. Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định của pháp luật.
3. Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc cấm quảng cáo.
4. Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo.
5. Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
6. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.
7. Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.
8. Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
9. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật.

Xuất xứ hàng hóa trong hoạt động thương mại

Xuất xứ hàng hóa trong hoạt động thương mại là gì? Hình thức xử lý vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa? (Hình từ Internet)

Hình thức xử lý vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa trong hoạt động thương mại ra sao?

Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại bao gồm vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 320 Luật Thương mại 2005, cụ thể:

Hành vi vi phạm pháp luật về thương mại
1. Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại bao gồm:
...
l) Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa;
...
2. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại được quy định tại khoản 1 Điều này.

Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về thương mại quy định tại Điều 321 Luật Thương mại 2005 như sau:

Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về thương mại
1. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, tổ chức, cá nhân bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:
a) Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hình thức xử lý vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa trong hoạt động thương mại quy định như sau:

(1) Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, tổ chức, cá nhân bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:

- Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

- Trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

(2) Trường hợp hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Xuất xứ hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tải về Quy tắc cụ thể mặt hàng phiên bản HS 2017 thuộc Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ACFTA? Tiêu chí Quy tắc quy trình sản xuất 1, 2, 3 là gì?
Pháp luật
Hướng dẫn kê khai mẫu CO form AHK xuất khẩu chi tiết nhất? CO form AHK có thời hạn hiệu lực bao lâu?
Pháp luật
Làm thế nào để biết được xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong khai hải quan? Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp nào?
Pháp luật
CO form VC là gì? Mẫu CO form VC của Việt Nam? Hướng dẫn chi tiết kê khai CO form VC mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Tiêu chí CC CTH CTSH trong Quy tắc cụ thể mặt hàng là gì? Yêu cầu về CTC áp dụng đối với nguyên liệu nào? Mẫu Bảng kê hàng hóa xuất khẩu đáp ứng tiêu chí CC/ CTH/ CTSH?
Pháp luật
Hướng dẫn kê khai CO form AK? Tổng hợp các tổ chức cấp CO form AK tại Việt Nam? Mẫu CO form AK mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp CO form S là mẫu nào? Hướng dẫn kê khai hoàn chỉnh đơn đề nghị cấp CO form S?
Pháp luật
Khi có thông tin về gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu thì cơ quan hải quan được kiểm tra những gì?
Pháp luật
Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào? Có bắt buộc nhãn mỹ phẩm phải có nơi sản xuất không?
Pháp luật
Để hoàn thiện hồ sơ cấp CO lần đầu thì mẫu bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước là mẫu nào? Khi nào sử dụng mẫu? Hướng dẫn ghi mẫu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất xứ hàng hóa
581 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất xứ hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Văn bản liên quan đến Xuất xứ hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào