Xuất bản phẩm lưu chiểu nào sau khi thẩm định nội dung thì cần tư vấn xử lý? Việc áp dụng mức chi trả này được quy định như thế nào?
- Xuất bản phẩm lưu chiểu nào sau khi thẩm định nội dung thì cần tư vấn xử lý?
- Thù lao tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu được chi trả tối đa bao nhiêu tiền?
- Nguồn kinh phí chi trả thù lao tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu được lấy từ đâu?
- Việc áp dụng mức chi trả thù lao tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu được quy định như thế nào?
Xuất bản phẩm lưu chiểu nào sau khi thẩm định nội dung thì cần tư vấn xử lý?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 169/2013/TTLT-BTC-BTTTT, có quy định về loại xuất bản phẩm lưu chiểu đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý như sau:
Loại xuất bản phẩm lưu chiểu đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý
1. Xuất bản phẩm lưu chiểu đọc và kiểm tra:
a) Xuất bản phẩm của nhà xuất bản; tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức ở Trung ương và tổ chức nước ngoài do Cục Xuất bản cấp giấy phép xuất bản;
b) Tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương của cơ quan, tổ chức ở Trung ương do Sở Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản.
2. Xuất bản phẩm lưu chiểu sau khi đọc và kiểm tra nếu thuộc các trường hợp sau phải thẩm định nội dung:
a) Xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật xuất bản;
b) Xuất bản phẩm có ý kiến khác nhau về nội dung.
3. Xuất bản phẩm lưu chiểu sau khi thẩm định nội dung nếu thuộc các trường hợp sau cần tư vấn xử lý:
a) Xuất bản phẩm đang xem xét xử lý vi phạm nhưng có ý kiến khác nhau trong nhận xét, đánh giá;
b) Xuất bản phẩm có nội dung chuyên môn sâu thuộc các ngành, lĩnh vực mà có ý kiến khác nhau trong nhận xét, đánh giá.
Như vậy, theo quy định trên thì xuất bản phẩm lưu chiểu sau khi thẩm định nội dung nếu thuộc các trường hợp sau thì cần tư vấn xử lý:
- Xuất bản phẩm đang xem xét xử lý vi phạm nhưng có ý kiến khác nhau trong nhận xét, đánh giá;
- Xuất bản phẩm có nội dung chuyên môn sâu thuộc các ngành, lĩnh vực mà có ý kiến khác nhau trong nhận xét, đánh giá.
Xuất bản phẩm (Hình từ Internet)
Thù lao tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu được chi trả tối đa bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 169/2013/TTLT-BTC-BTTTT, có quy định về cách tính thù lao thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu như sau:
Cách tính thù lao thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu
1. Mức chi trả thù lao thẩm định được quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.
2. Thù lao thẩm định được chi trả tính theo công thức sau:
I = K x L
Trong đó:
I: Thù lao thẩm định được chi trả;
K: Số trang sách quy chuẩn, số âm tiết, số từ, thời lượng nghe, nhìn xuất bản phẩm phải thẩm định;
L: Mức chi trả thù lao thẩm định quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.
Ví dụ: Thành viên thẩm định M đọc thẩm định nội dung được 200 trang sách văn học (tính theo trang sách quy chuẩn). Theo quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này, mức chi trả thù lao thẩm định sách văn học là 4.019 đồng/trang sách quy chuẩn. Như vậy, thù lao thẩm định của thành viên thẩm định M được tính như sau:
I = 200 x 4.019 = 803.800 đồng
3. Thù lao tư vấn được chi trả tối đa không quá 600.000 đồng/vấn đề/văn bản tham gia ý kiến (tối đa 05 ý kiến/01 vấn đề).
Như vậy, theo quy định trên thì thù lao tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu được chi trả tối đa không quá 600.000 đồng/vấn đề/văn bản tham gia ý kiến (tối đa 05 ý kiến/01 vấn đề).
Nguồn kinh phí chi trả thù lao tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu được lấy từ đâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 169/2013/TTLT-BTC-BTTTT, có quy định về nguồn kinh phí và việc áp dụng mức chi trả thù lao đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu như sau:
Nguồn kinh phí và việc áp dụng mức chi trả thù lao đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu
1. Nguồn kinh phí chi trả thù lao đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu, bao gồm:
a) Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương;
b) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
...
Như vậy, theo quy định trên thì nguồn kinh phí chi trả thù lao tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu được lấy từ:
- Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương;
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Việc áp dụng mức chi trả thù lao tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 169/2013/TTLT-BTC-BTTTT, có quy định về nguồn kinh phí và việc áp dụng mức chi trả thù lao đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu như sau:
Nguồn kinh phí và việc áp dụng mức chi trả thù lao đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu
...
2. Việc áp dụng mức chi trả thù lao đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu được quy định như sau:
a) Mức chi trả thù lao đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu quy định tại Thông tư này là mức chi tối đa;
b) Cục trưởng Cục Xuất bản, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông căn cứ vào khả năng ngân sách và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị để quy định mức chi cụ thể cho phù hợp và phải được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Như vậy, theo quy định trên thì việc áp dụng mức chi trả thù lao tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu được quy định như sau:
- Mức chi trả thù lao đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu quy định tại Thông tư này là mức chi tối đa;
- Cục trưởng Cục Xuất bản, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông căn cứ vào khả năng ngân sách và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị để quy định mức chi cụ thể cho phù hợp và phải được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?