Xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm Luật sở hữu trí tuệ như thế nào? Những hành vi nào được xem là hành vi vi phạm về Luật sở hữu trí tuệ?
Lấy bài từ các báo có vi phạm luật sở hữu trí tuệ hay không?
Căn cứ Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền tác giả như sau:
"Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản."
Xử phạt trong vi phạm luật sở hữu trí tuệ
Quyền nhân thân trong pháp luật về sở hữu trí tuệ được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền nhân thân như sau:
"Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
1. Đặt tên cho tác phẩm;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả."
Như vậy trên đây là quy định về quyền nhân thân được quy định trong luật sở hữu trí tuệ.
Xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm sở hữu trí tuệ như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng hóa sao chép lậu như sau:
"1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này."
Căn cứ Điều 14 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính như sau:
"Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê bản gốc, bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định."
Căn cứ Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP (Cụm từ "trên môi trường Internet bị thay thế bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP) quy định về hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm như sau:
"1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này."
Căn cứ Điều 20 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền tác giả như sau:
"1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị hoặc hệ thống làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi nhập khẩu quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này trong trường hợp không áp dụng được biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản này."
Như vậy, về hành vi chị nêu thì cần phải căn cứ cụ thể vào biên bản xác định vi phạm của cơ quan kiểm tra thì mới xác định được mức phạt cụ thể, còn với thông tin như chị cung cấp thì không thể xác định được chính xác là công ty chị sẽ bị phạt ở mức nào. Cho nên ban tư vấn sẽ hỗ trợ liệt kê các hành vi vi phạm liên quan gửi đến chị tham khảo thêm nhé.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ dân sự có mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì áp dụng Luật nào?
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?