Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất thải khói bụi gây ô nhiễm? Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không?
- Quy định về khái niệm thải bụi, khí thải và thông số môi trường nguy hại trong khí thải và môi trường không khí
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất thải khói bụi gây ô nhiễm?
- Việc xác định không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không?
Quy định về khái niệm thải bụi, khí thải và thông số môi trường nguy hại trong khí thải và môi trường không khí
Căn cứ theo khoản 2, khoản 4 Điều 3 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về khái niệm thải bụi, khí thải và thông số môi trường nguy hại trong khí thải và môi trường không khí như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
2. Thải bụi, khí thải vào môi trường là việc cá nhân, tổ chức làm phát sinh bụi, khí thải vào môi trường không khí.
4. Thông số môi trường nguy hại trong khí thải và môi trường không khí là các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh, chi tiết trong Mục II Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
…”
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất thải khói bụi gây ô nhiễm?
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất thải khói bụi gây ô nhiễm?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất thải khói bụi gây ô nhiễm như sau:
"2. Đối với hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường."
Như vậy, đối với cá nhân có hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tối thiểu là từ 50.000.000 đồng đến tối đa 150.000.000 đồng tùy vào mức vượt quy chuẩn kỹ thuật đối với độ thông số môi trường.
Việc xác định không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường
"2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Giá trị giới hạn của các thông số cơ bản trong không khí xung quanh được quy định tại Bảng 1.
Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh
Đơn vị: Microgam trên mét khối (mg/m3)
TT | Thông số | Trung bình 1 giờ | Trung bình 8 giờ | Trung bình 24 giờ | Trung bình năm |
1 | SO2 | 350 | - | 125 | 50 |
2 | CO | 30.000 | 10.000 | - | - |
3 | NO2 | 200 | - | 100 | 40 |
4 | O3 | 200 | 120 | - | - |
5 | Tổng bụi lơ lửng (TSP) | 300 | - | 200 | 100 |
6 | Bụi PM10 | - | - | 150 | 50 |
7 | Bụi PM2,5 | - | - | 50 | 25 |
8 | Pb | - | - | 1,5 | 0,5 |
Ghi chú: dấu ( - ) là không quy định |
Để xác định được không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường thì mình phải thông qua một đơn vị cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường. Sau khi xác định được có ô nhiễm không khí vượt chuẩn thì mới có cơ sở để xử phạt.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ Điều 48 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m, o, p, q, r, s và t khoản 3 Điều 4 Nghị định này
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, căn cứ Điều 48 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, đối với hành vi sản xuất thải khói bụi gây ô nhiễm thì chủ tịch Ủy ban nhân dân xã không có thẩm quyền xử phạt. Việc xử phạt sẽ thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (Phạt tiền đến 50.000.000 đồng) và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy mời liên hoan cuối năm mới nhất? Tải mẫu? Doanh nghiệp có phải thưởng cho người lao động trong dịp liên hoan cuối năm?
- Bản án dân sự là gì? Trách nhiệm của cơ quan thi hành án khi Tòa án yêu cầu thông báo tiến độ, kết quả thi hành bản án dân sự?
- Mức tiền thưởng định kỳ hằng năm của cán bộ công chức viên chức được xác định như thế nào?
- Trình tự xác định suất vốn đầu tư xây dựng trên cơ sở hệ thống suất vốn đầu tư hiện hành như thế nào?
- Mẫu hợp đồng lao động không xác định thời hạn Word, Excel mới nhất? Tải về file word, excel mẫu hợp đồng mới nhất?