Xử phạt cơ sở sản xuất tái chế dầu nhớt nhưng không có giấy phép thì bị xử lý ra sao? Ngoài việc bị xử phạt theo quy định thì còn có các biện pháp khắc phục hậu quả nào?
- Xử phạt cơ sở sản xuất tái chế dầu nhớt nhưng không có giấy phép
- Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại sẽ áp dụng những hình thức xử phạt bổ sung nào?
- Biện pháp khắc phục hậu quả nào có thể được áp dụng nếu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại?
Xử phạt cơ sở sản xuất tái chế dầu nhớt nhưng không có giấy phép
Đối với hành vi này sẽ xử phạt về hành vi xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
Căn cứ khoản 5 Điều 23 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, điểm a, đ, điểm e khoản 21 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại và thực hiện Giấy phép xử lý chất thải nguy hại:
"4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tiếp nhận xử lý chất thải nguy hại do cá nhân, tổ chức không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại vận chuyển đến mà không có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, trừ chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sinh hoạt hoặc cơ sở kinh doanh, dịch vụ (không bao gồm sản xuất), quy mô hộ gia đình, cá nhân được quản lý, xử lý theo quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ;
b) Không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi tiếp nhận chất thải nguy hại từ các chủ xử lý chất thải nguy hại khác;
5. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng xử lý chất thải nguy hại không có trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
b) Xử lý chất thải nguy hại ngoài danh mục chất thải nguy hại trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
c) Xử lý chất thải nguy hại được thu gom ngoài địa bàn quy định trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
d) Xử lý chất thải nguy hại vượt quá công suất xử lý một trong các nhóm chất thải nguy hại quy định trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc trong văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định."
Như vậy đối với hành vi xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng. Lưu ý mức phạt tiền này áp dụng đối với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức vi phạm mức phạt sẽ gấp đôi (khoản 1 Điều 5 Nghị định này).
Xử phạt tái chế dầu, nhớt
Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại sẽ áp dụng những hình thức xử phạt bổ sung nào?
Căn cứ khoản 9 Điều 23 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, điểm a, điểm i khoản 21 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại và thực hiện Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, theo đó nếu vi phạm ngoài hình thức xử phạt chính là phạt tiền thì còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau:
"a) Tước quyền sử dụng giấy phép xử lý chất thải nguy hại, văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép xử lý chất thải nguy hại từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 5 và khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ khoản 5 và khoản 7 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 12 tháng đến 24 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này;
đ) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này."
Biện pháp khắc phục hậu quả nào có thể được áp dụng nếu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại?
Căn cứ khoản 10 Điều 23 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm k khoản 21 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng đối với từng vi phạm cụ thể như sau:
"a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này gây ra;
a1) Buộc chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng xử lý đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ khoản 5 và khoản 6 Điều này;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?