Xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm trong phát hành phim và phổ biến phim được quy định như thế nào trong Luật Điện ảnh?
Pháp luật quy định như thế nào đối với hành vi vi phạm trong phát hành phim?
Căn cứ theo Điều 50 Luật Điện ảnh 2006, được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009 quy định về các hành vi vi phạm trong phát hành phim như sau:
- Phát hành phim khi chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh.
- Phát hành phim sau khi có quyết định cấm phổ biến, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi, tịch thu, tiêu huỷ.
- Phát hành băng phim, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (Cụm từ “Bộ Văn hoá - Thông tin” bị thay thế bởi quy định tại Điều 2 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009)
- In sang, nhân bản phim để phát hành không có hợp đồng hoặc không theo đúng hợp đồng với chủ sở hữu phim.
- Xuất khẩu phim chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam.
- Xuất khẩu băng phim, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (Cụm từ “Bộ Văn hoá - Thông tin” bị thay thế bởi quy định tại Điều 2 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009)
- Nhập khẩu phim không đúng quy định tại các khoản 2, 3 và 5 Điều 30 của Luật này.
- Cho thuê, bán phim lưu hành nội bộ.
- Quản lý và sử dụng phim nhập khẩu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học không đúng mục đích, cho người tham dự xem phim không đúng đối tượng.
Pháp luật quy định như thế nào đối với hành vi vi phạm trong phổ biến phim?
Theo Điều 51 Luật Điện ảnh 2006 quy định về hành vi vi phạm trong phổ biến phim, cụ thể như sau:
- Chiếu phim, phát sóng phim chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình. (khoản này được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009)
- Chiếu phim, phát sóng phim đã có quyết định cấm phổ biến, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi, tịch thu, tiêu huỷ.
- Rạp chiếu phim không đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (Cụm từ “Bộ Văn hoá - Thông tin” bị thay thế bởi quy định tại Điều 2 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009)
- Cho phép trẻ em vào rạp chiếu phim để xem loại phim cấm trẻ em.
- Không thực hiện đúng quy định của Chính phủ về tỷ lệ số buổi chiếu, thời lượng, giờ chiếu phim, phát sóng phim Việt Nam; thời lượng và giờ chiếu phim, phát sóng phim cho trẻ em.
Mức xử phạt hành chính vi phạm quy định về phát hành phim
Xử phạt vi phạm về phát hành phim
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về việc vi phạm quy định về phát hành phim, cụ thể như sau:
"Điều 7. Vi phạm quy định về phát hành phim
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cho thuê phim thuộc diện lưu hành nội bộ;
b) Tẩy xóa, sửa đổi nhãn kiểm soát dán trên băng, đĩa phim.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán, cho thuê băng, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát hoặc dán nhãn kiểm soát không đúng phim đã được cấp giấy phép phổ biến.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo nội dung phim đã được dán nhãn kiểm soát.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phát hành phim khi chưa được phép phổ biến, trừ trường hợp phim nhập khẩu.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi phát hành phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm phổ biến hoặc tiêu hủy.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy băng, đĩa hoặc những vật liệu chứa nội dung phim đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này."
Mức xử phạt hành chính vi phạm quy định về phổ biến phim
Theo Điều 8 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về việc vi phạm quy định về phổ biến phim như sau:
"Điều 8. Vi phạm quy định về phổ biến phim
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chiếu phim ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phổ biến phim được lưu trữ trên băng, đĩa mà không có nhãn kiểm soát;
b) Phổ biến phim không đúng nội dung quy định trong giấy phép phổ biến phim hoặc quyết định phát sóng;
c) Không bảo đảm quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim trong quá trình hoạt động.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phổ biến phim chưa được phép phổ biến.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy, cấm phổ biến hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Phổ biến phim theo quy định phải có cảnh báo mà không có cảnh báo;
c) Phổ biến phim cho khán giả không đúng độ tuổi theo quy định hoặc để khán giả không đúng với độ tuổi theo quy định vào rạp xem phim;
d) Phổ biến phim không đúng phạm vi quy định trong giấy phép phổ biến phim hoặc quyết định phát sóng;
đ) Phổ biến phim truyện Việt Nam tại rạp không bảo đảm về tỷ lệ chiếu và thời gian chiếu theo quy định;
e) Phổ biến phim cho trẻ em dưới 16 tuổi tại rạp ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 22 giờ mỗi ngày;
g) Tổ chức liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy, cấm phổ biến hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có nội dung kích động bạo lực trên truyền hình, dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động phổ biến phim của cơ sở chiếu phim tại địa điểm chiếu phim có hành vi vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy băng, đĩa hoặc những vật liệu chứa nội dung phim đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc tháo gỡ phim dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều này;
d) Buộc phải đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, các điểm a, b, c, d và e khoản 4 và khoản 5 Điều này."
Tuy nhiên, tại Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
"Điều 5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4, điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều 6; các điểm c, đ, e và g khoản 4 Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; Điều 10; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân."
Như vậy, trên đây là các quy định về hành vi vi phạm trong phát hành phim, phổ biến phim được quy định tại Điều 50 và 51 Luật Điện ảnh 2006. Ngoài ra, quy định cụ thể tại Điều 7 và 8 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về phát hành phim, phổ biến phim và tại Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?