Xử lý kỷ luật Đảng viên khi vận động bầu cử trái quy định sẽ áp dụng các hình thức xử lý như thế nào?
Các hình thức xử lý kỷ luật Đảng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về hình thức kỷ luật như sau:
"Điều 7. Hình thức kỷ luật
1. Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ), khai trừ.
3. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo."
Xử lý kỷ luật Đảng viên khi vận động bầu cử trái quy định sẽ áp dụng các hình thức xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 27 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về xử lý đối với vi phạm quy định về bầu cử như sau:
"1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Được phân công nhiệm vụ tổ chức, thực hiện bầu cử nhưng thiếu trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, xem xét hồ sơ ứng cử.
b) Thực hiện không đúng, không đầy đủ nguyên tắc, thẩm quyền, quy trình, thủ tục về bầu cử.
c) Không thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình về bầu cử theo quy định của pháp luật hoặc có hành vi làm mất an ninh trật tự nơi bầu cử.
2. Trường hợp đã bị kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn can thiệp, tác động, gây áp lực đến tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để đề cử người thân của mình vào các chức danh lãnh đạo, quản lý của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.
b) Tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép.
c) Có trách nhiệm thẩm định, xét duyệt nhân sự nhưng đưa người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bầu, bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.
d) Không trung thực trong kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử; có hành vi gian dối trong thực hiện các quy định về bầu cử.
đ) Mua chuộc, xúi giục, cưỡng ép hoặc vận động bầu cử trái quy định.
e) Không trung thực trong việc kê khai, nhận xét, xác nhận hoặc thẩm định hồ sơ, lý lịch, tài sản, thu nhập của người ứng cử theo quy định bầu cử.
g) Không chấp hành giới thiệu của tổ chức đảng để ứng cử, đề cử vào các chức danh của cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp.
3. Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Tổ chức thực hiện việc giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu cử hoặc làm sai lệch kết quả bầu cử; đe dọa, cản trở người khác thực hiện quyền ứng cử, đề cử, bầu cử.
b) Có hành vi, việc làm phá hoại bầu cử.
c) Tổ chức lực lượng, có tính chất phe nhóm, dòng họ để vận động người tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử trái quy định vào các chức danh lãnh đạo, quản lý của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội."
Như vậy đối với hành vi vi phạm quy định về bầu cử sẽ có hình thức xử lý kỷ luật như sau:khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ), khai trừ,
Trong trường hợp mà bạn nêu dưới gốc độ tổ chức Đảng có thể hành vi trên sẽ vi phạm quy định về bầu cử theo điểm đ khoản 2 Điều này nên có thể xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
Xử lý kỷ luật (Hình từ internet)
Xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm về bầu cử được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định vi phạm quy định về bầu cử như sau:
"Điều 12. Vi phạm quy định về bầu cử
1. Vi phạm một trong các trường hợp sau, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn khai hồ sơ ứng cử, đề cử hoặc thẩm định hồ sơ lý lịch người ứng cử dẫn đến vi phạm trong quá trình bầu cử.
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục bầu cử dẫn đến sai sót, vi phạm hoặc gian lận trong bầu cử.
c) Buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác bảo vệ bầu cử theo quy định, để xảy ra hành vi gây rối hoặc ngăn cản, phá hoại làm mất an ninh, trật tự nơi bầu cử.
d) Thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, tổ chức thẩm định, xét duyệt nhân sự, dẫn đến giới thiệu, đề cử người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện bầu vào các chức danh lãnh đạo, quản lý của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
2. Vi phạm lần đầu những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo:
a) Có chủ trương vận động người tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử vào các chức danh lãnh đạo, quản lý của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trái quy định.
b) Buông lỏng lãnh đạo dẫn đến việc lợi dụng vận động hoặc chi phối tập thể để giới thiệu, bầu người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện vào các chức danh lãnh đạo, quản lý của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.
c) Buông lỏng lãnh đạo, thiếu trách nhiệm kiểm tra, giám sát dẫn đến vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bầu cử.
d) Biết có thành viên trong cấp ủy, tổ chức đảng có hành vi mua chuộc, xúi giục, cưỡng ép người khác hoặc vận động bầu cử trái quy định hoặc trái sự lãnh đạo của cấp ủy nhưng không ngăn chặn, xử lý kịp thời.
3. Kỷ luật bằng hình thức giải tán trong trường hợp có chủ trương, hành động chống lại chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bầu cử gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng."
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.