Xử lý hậu quả pháp lý khi không đăng ký kết hôn mà sống thử ra sao? Không đăng ký kết hôn mà sống thử thì ai có quyền nuôi con?
Xử lý hậu quả pháp lý khi không đăng ký kết hôn mà sống thử ra sao?
Mặc dù pháp luật không cấm nhưng cũng không khuyến khích hai người nam, nữ sống thử. Bởi sống thử có thể phát sinh một số hậu quả không mong muốn như:
- Quan hệ vợ chồng chỉ được pháp luật công nhận và bảo vệ nếu hai bên nam, nữ đăng ký kết hôn theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn.
Do đó, nếu sống thử, nam, nữ không được công nhận là vợ chồng hợp pháp;
- Nam, nữ sống thử không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng nên nếu có người thứ ba xuất hiện thì người còn lại không được pháp luật bảo vệ, đồng thời người ngoại tình cũng không phải chịu trách nhiệm pháp lý nào;
- Nếu hai người có con thì khi đăng ký khai sinh mà cha, mẹ không đăng ký kết hôn, con sinh ra trong thời kỳ sống thử sẽ được khai sinh theo diện chưa xác định được cha hoặc mẹ.
Do đó, để con có đủ tên cha, mẹ trong giấy khai sinh thì phải thực hiện thủ tục khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con. Có thể thấy, thủ tục này phức tạp, rắc rối, tốn kém thời gian và tiền bạc hơn so với khi cha mẹ đăng ký kết hôn.
- Khó phân chia tài sản trong thời kỳ sống thử (nếu có).
Theo Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Theo đó, khi nam, nữ sống chung thì tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng được giải quyết theo thỏa thuận của hai bên.
Đồng nghĩa, nếu có tranh chấp thì việc chứng minh tài sản chung là rất khó khăn, rắc rối.
- Yêu cầu cấp dưỡng cho con khi sống thử cũng gặp khá nhiều khó khăn bởi không có căn cứ để yêu cầu người còn lại phải cấp dưỡng cho con do trên giấy khai sinh chỉ có tên của một người cha hoặc mẹ.
Không đăng ký kết hôn
Không đăng ký kết hôn mà sống thử thì ai có quyền nuôi con?
Theo quy định tại Điều 9 và Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn."
Theo đó, nếu sống thử mà không đăng ký kết hôn thì đồng nghĩa với việc không có giá trị pháp lý. Hay nói cách khác là không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Theo đó, Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ:
Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ."
Theo đó, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó, khi không chung sống với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận.
Như vậy, làm sao để đảm bảo được quyền lợi cao nhất cho con của mình thì thực hiện thỏa thuận theo hướng có lợi nhất cho con.
Không đăng ký kết hôn nhưng sống thử mà muốn xác lập quan hệ vợ chồng thì làm sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Đăng ký kết hôn
...
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Theo đó, vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?