Xử lý hành vi đăng thông tin bôi xấu người khác trên mạng xã hội như thế nào? Hành vi bóc phốt, bôi xấu dịch vụ nhà nghỉ vì không hài lòng về giá cả và dịch vụ của nhà nghỉ đó có vi phạm pháp luật không?

Nhà tôi làm dịch vụ cho thuê phòng nhà nghỉ, có người thuê phòng nhà nghỉ nhưng không hài lòng về giá cả và dịch vụ nên sau đó người này đã đăng lên mạng xã hội (Facebook) bóc phốt và nói với cư dân mạng tránh nhà nghỉ của tôi, thông tin đăng tải không đúng sự thật điều này làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh, tôi muốn hỏi là hành vi này có vi phạm bôi xấu người khác hay vi phạm gì không? Tôi cho rằng thông tin này xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của tôi nên xử lý hành vi đăng thông tin bôi xấu người khác trên mạng xã hội này như thế nào?

Hành vi bóc phốt, bôi xấu dịch vụ nhà nghỉ vì không hài lòng về giá cả và dịch vụ của nhà nghỉ đó có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

- Cản trở hoạt động hợp pháp hoặc hỗ trợ hoạt động bất hợp pháp về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; cản trở bất hợp pháp hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, phá hoại thông tin trên môi trường mạng.

- Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích sau đây:

+ Chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;

+ Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc;

+ Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định;

+ Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân;

đ) Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định.

- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; sản xuất, lưu hành sản phẩm công nghệ thông tin trái pháp luật; giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó.

Theo đó, hành vi bóc phốt, bôi xấu dịch vụ nhà nghỉ vì không hài lòng về giá cả và dịch vụ của nhà nghỉ đó, nếu hành vi này là xuyên tạc, vu khống, sai sự thật thì thuộc một trong các hành vi bị nghiêm cấm.

Hành vi bóc phốt, bội xấu dịch vụ nhà nghỉ vì không hài lòng

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là gì?

Căn cứ Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

- Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

- Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

- Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

- Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

- Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Theo đó, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó.

Xử lý hành vi đăng thông tin bôi xấu người khác trên mạng xã hội như thế nào?

Trong trường hợp của bạn, việc khách hàng đăng thông tin bôi xấu người khác trên mạng xã hội, cụ thể là bóc phốt dịch vụ nhà nghỉ của bạn nhưng không đúng sự thật thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật mà người này đã đăng lên mạng xã hội, được quy định chi tiết tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP như sau:

“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
[...]
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”

Ngoài ra nếu hành vi đăng thông tin bôi xấu người khác trên mạng xã hội này là vu khống tùy vào mức độ ảnh hưởng của nó mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015.


Mạng xã hội Tải trọn bộ các quy định về Mạng xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mạng xã hội trong nước phải có nhân sự trực 24/7 để giải quyết khiếu nại từ người sử dụng dịch vụ?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội áp dụng từ ngày 25/12/2024 như thế nào?
Pháp luật
Giáo viên đăng tải hình ảnh cá nhân của học sinh lên mạng xã hội mà không có sự cho phép của cha mẹ có được không?
Pháp luật
Điều kiện về quản lý nội dung, thông tin đối với mạng xã hội từ ngày 25/12/2024 như thế nào?
Pháp luật
Streamer là gì? Streamer là nghề gì? Nghề Streamer cần những thiết bị gì? Streamer muốn livestream có cần xác thực tài khoản mạng xã hội không?
Pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP như thế nào?
Pháp luật
Người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội phải đăng ký bằng thông tin của cha, mẹ từ ngày 25/12/2024 có đúng không?
Pháp luật
Điều hành web sex có vi phạm pháp luật không? Người điều hành web sex có thể bị phạt đến 15 năm tù? 
Pháp luật
Clip 18+ là gì? Phát tán, lan truyền clip 18+ có nội dung dâm ô đồi trụy qua mạng xã hội phạm tội gì? Có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Thành phần để lập hồ sơ xin cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội bao gồm các giấy tờ nào và trình tự, tủ tục được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Công chức thuế không dùng mạng xã hội trong giờ làm việc từ ngày 28/8/2024 có đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mạng xã hội
3,506 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mạng xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mạng xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào