Xử lý đơn khiếu nại, tố cáo có nhiều nội dung hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan trong hoạt động tư pháp như thế nào?
Viện trưởng VKSND tối cao vừa ký ban hành Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 về Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Khái niệm xử lý đơn trong hoạt động tư pháp là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 đã quy định các khái niệm:
Các từ ngữ được sử dụng trong Quy chế
1. Đơn bao gồm: khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu.
2. Đơn thuộc thẩm quyền bao gồm: đơn thuộc thẩm quyền giải quyết và đơn thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát.
3. Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết là đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và kiến nghị, phản ánh, đề nghị, yêu cầu có nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo trong trong hoạt động tư pháp mà theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết.
4. Đơn thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết là khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan khác, nhưng theo quy định của pháp luật Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết.
...
6. Khiếu nại trong hoạt động tư pháp là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức, theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp, khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
7. Tố cáo trong hoạt động tư pháp là việc cá nhân, theo thủ tục do luật quy định, báo cho cơ quan, người có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
...
11. Xử lý đơn là những việc làm cụ thể của Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp hoặc đơn vị nghiệp vụ khác thuộc Viện kiểm sát các cấp đối với những đơn đã được tiếp nhận, bao gồm những việc sau: phân loại đơn; chuyển đơn đến các đơn vị cùng cấp có trách nhiệm trong trường hợp đơn thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình; chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền (đồng thời báo tin cho người gửi đơn) hoặc hướng dẫn người gửi đơn trong trường hợp đơn không thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình; hướng dẫn hoặc thông báo cho người gửi đơn trong trường hợp đơn chưa đủ hoặc không đủ điều kiện thụ lý.
...
Như vậy, xử lý đơn là những việc làm cụ thể của Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp hoặc đơn vị nghiệp vụ khác thuộc Viện kiểm sát các cấp đối với những đơn đã được tiếp nhận.
Xử lý đơn khiếu nại, tố cáo có nhiều nội dung hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan trong hoạt động tư pháp thực hiện như thế nào? (Hình internet)
Xử lý đơn khiếu nại, tố cáo có nhiều nội dung hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 9 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về xử lý đơn khiếu nại, tố cáo có nhiều nội dung hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan như sau:
- Đối với đơn có nhiều nội dung, trong đó vừa có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, vừa có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì thụ lý đơn để giải quyết nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình; đồng thời, ra văn bản hướng dẫn người gửi đơn viết đơn khác theo nội dung còn lại gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Trường hợp đơn có nhiều nội dung nhưng đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, mà từng nội dung này lại do các đơn vị khác nhau xem xét, thì đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn đề xuất bằng văn bản với Viện trưởng để phân công đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc giải quyết đơn, trả lời người gửi đơn.
Xử lý đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu trong hoạt động tư pháp ra sao?
Tại khoản 5 Điều 9 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về xử lý đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu như sau:
- Đối với đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật, thì xử lý theo quy định tại các Chương về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Đối với đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, thì xử lý theo quy định tại Điều 13 Quy chế này.
- Đối với đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu thuộc thẩm quyền xử lý, giải quyết của Viện kiểm sát, thì Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn chuyển đến các đơn vị có trách nhiệm hoặc người có thẩm quyền để xem xét;
+ Đối với đơn có nội dung không liên quan đến hoạt động tư pháp và không thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát thì trả lại đơn và tài liệu kèm theo (nếu có) cho người gửi đơn hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức đã chuyển đến, đồng thời hướng dẫn gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Đối với đơn liên quan đến việc yêu cầu bồi thường oan, sai theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chuyển đến Đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự để xem xét.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định thế nào? Quy định về việc xác định tuổi của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi?
- Bước cuối cùng trong việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?