Xóa tư cách chức vụ đối với cán bộ, công chức là gì? Trình tự, thủ tục xóa tư cách chức vụ đối với cán bộ, công chức như thế nào?
Xóa tư cách chức vụ đối với cán bộ, công chức là gì?
Theo khoản 5 Điều 84 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) như sau:
Áp dụng quy định của Luật cán bộ, công chức đối với các đối tượng khác
...
5. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau:
a) Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật;
b) Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.
Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 được thực hiện theo quy định của Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Theo đó, có thể hiểu xóa tư cách chức vụ là một trong những hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mà sau đó phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác.
Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008.
Xóa tư cách chức vụ đối với cán bộ, công chức là gì? Trình tự, thủ tục xóa tư cách chức vụ đối với cán bộ, công chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục xóa tư cách chức vụ đối với cán bộ, công chức như thế nào?
Theo Điều 23 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu như sau:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu
1. Căn cứ vào quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.
Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.
Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì đề xuất được gửi đồng thời tới Bộ Nội vụ để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong quá trình công tác, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 22 Nghị định này quyết định việc xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Theo đó, trình tự, thủ tục xóa tư cách chức vụ đối với cán bộ, công chức được quy định như sau:
- Căn cứ vào quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.
+ Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.
+ Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì đề xuất được gửi đồng thời tới Bộ Nội vụ để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Riêng trường hợp chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong quá trình công tác, cấp có thẩm quyền quyết định việc xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Có các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức nào đang được áp dụng?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.
Theo đó,các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức nào đang được áp dụng như sau:
- Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.
- Còn đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì các hình thức kỹ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc.
- Trường hợp công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì không có hình thức kỷ luật là cách chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình khai thác hệ thống thông tin đối với cấp, quản lý giấy phép lái xe quốc tế từ 2025 theo Thông tư 35/2024 thế nào?
- Mẫu trích biên bản họp chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Nội dung trích biên bản cuộc họp chi bộ thế nào?
- Viết đoạn văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay? Bài văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay hay nhất?
- Bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer? Triệu chứng lâm sàng của bệnh Alzheimer là gì?
- Trường đào tạo bồi dưỡng là gì? Trường đào tạo bồi dưỡng của cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ gì?