Xin kẹo ngày Halloween như thế nào? Trách nhiệm của người tham gia lễ hội vào ngày Halloween là gì?
Xin kẹo ngày Halloween như thế nào?
Ngày Halloween, hay còn gọi là Lễ hội Hóa trang hoặc Lễ hội Halloween, diễn ra vào ngày 31 tháng 10 hàng năm. Đây là một ngày lễ có nguồn gốc từ các phong tục và truyền thuyết của người Celtic, đặc biệt là lễ hội Samhain, đánh dấu sự kết thúc của mùa thu và bắt đầu mùa đông.
Để xin kẹo vào ngày Halloween, bạn có thể làm theo những bước sau:
(1) Chuẩn bị trang phục: Hóa trang thành một nhân vật thú vị, dễ thương hoặc đáng sợ. Điều này không chỉ giúp bạn thêm phần vui vẻ mà còn tạo ấn tượng với người cho kẹo.
(2) Mang theo giỏ hoặc túi: Để đựng kẹo, hãy chuẩn bị một giỏ hoặc túi đẹp mắt.
(3) Lựa chọn khu vực xin kẹo: Tìm những khu vực có nhiều nhà cửa, đặc biệt là nơi có nhiều gia đình có trẻ nhỏ. Hãy chú ý đến những ngôi nhà có đèn sáng hoặc trang trí Halloween.
(4) Gõ cửa hoặc bấm chuông: Khi đến trước cửa nhà, hãy gõ cửa hoặc bấm chuông. Khi có người ra mở cửa, bạn có thể nói “Trick or treat!” (Cho kẹo hay bị ghẹo!).
(5) Tỏ ra lịch sự: Cảm ơn người cho kẹo bằng cách nói "Cảm ơn!" khi nhận kẹo. Điều này sẽ giúp bạn tạo mối quan hệ tốt và có thể quay lại xin kẹo ở những lần sau.
(6) Hãy vui vẻ: Tận hưởng không khí Halloween, tham gia vào các hoạt động khác nếu có, như chơi trò chơi hay tham gia các bữa tiệc.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày Halloween có phải là ngày lễ lớn?
Ngày Halloween (Lễ hội Halloween) có phải là ngày lễ lớn hay không thì căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày Halloween (31 tháng 10) không phải là ngày lễ lớn của nước ta.
Xin kẹo ngày Halloween như thế nào? Trách nhiệm của người tham gia lễ hội vào ngày Halloween là gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người tham gia lễ hội vào ngày Halloween là gì?
Tại Điều 3 Nghị định 110/2018/NĐ-CP giải thích một số từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
2. Lễ hội văn hóa là hoạt động giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa, thể thao tiêu biểu, đặc sắc; tiềm năng du lịch về đất nước, con người Việt Nam.
3. Lễ hội ngành nghề là hoạt động quảng bá về đặc trưng, thế mạnh của các ngành nghề; tôn vinh các tổ chức, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và phát triển ngành nghề.
4. Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài là những hoạt động giới thiệu văn hóa, kinh tế, xã hội của nước ngoài với công chúng Việt Nam.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP có quy định trách nhiệm của người tham gia lễ hội như sau:
(1) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
(2) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
(3) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
(4) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
(5) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
Lưu ý: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm khoản trên còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Tạm ngừng tổ chức lễ hội trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo được quyền yêu cầu bằng văn bản tạm ngừng tổ chức lễ hội trong các trường hợp sau đây:
- Tổ chức lễ hội sai lệch nội dung, giá trị của lễ hội;
- Tổ chức lễ hội gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội; vi phạm các quy định về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng; gây cháy nổ, làm chết người;
- Xảy ra thiên tai, dịch bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội ở địa phương;
- Có hoạt động phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt về giá trị di sản, truyền thống của lễ hội gây hoang mang trong nhân dân.
Lưu ý: Ban tổ chức lễ hội tự ngừng hoặc ngừng ngay các hoạt động tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; kịp thời khắc phục hậu quả, đề xuất phương án tiếp tục tổ chức lễ hội trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị học sát hạch để cấp giấy phép lái xe 2025 theo Thông tư 35/2024 như thế nào?
- Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng do cơ quan nào chủ trì tổ chức? Chi phí tổ chức giám định do ai chi trả?
- Tích tụ đất nông nghiệp có phải phù hợp với đặc điểm về đất đai? Nhà nước có chính sách gì khi thực hiện tích tụ đất nông nghiệp?
- Quy định về thu hồi giấy phép xe tập lái từ 2025 theo Nghị định 160/2024 thế nào? Giấy phép xe tập lái và thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái ra sao?
- Mạng lưới tư vấn viên là gì? Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên nhằm mục đích?