Xét thấy việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đủ căn cứ và cần thiết mà Cơ quan điều tra không ra quyết định thì Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
- Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt của Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh được quy định như thế nào?
- Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong vụ án hình sự được quy định ra sao?
- Xét thấy việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đủ căn cứ và cần thiết mà Cơ quan điều tra không ra quyết định thì Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt của Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 225 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thẩm quyền, trách nhiệm quyết định và thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực thụ lý, điều tra thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp huyện, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự khu vực đề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu xem xét, quyết định áp dụng.
...
Theo đó, thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt của Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh được quy định như sau:
- Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
- Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực thụ lý, điều tra thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp huyện, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự khu vực đề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu xem xét, quyết định áp dụng.
Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong vụ án hình sự được quy định ra sao?
Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong vụ án hình sự được quy định ra sao? (hình ảnh từ Internet)
Căn cứ Điều 226 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
1. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật này.
2. Chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nếu xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định việc gia hạn.
Chiếu theo quy định này, thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành.
Ngoài ra, trong trường hợp sắp hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt mà xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định việc gia hạn (chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt).
Xét thấy việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đủ căn cứ và cần thiết mà Cơ quan điều tra không ra quyết định thì Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 60 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
...
3. Trường hợp có căn cứ và xét thấy cần thiết mà Cơ quan điều tra không ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; nếu Cơ quan điều tra không thực hiện thì lãnh đạo Viện thực hiện quyền kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực thụ lý, điều tra mà có căn cứ và cần phải áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nhưng Thủ trưởng Cơ quan điều tra không đề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định áp dụng thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra đang thụ lý, điều tra đề nghị Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định áp dụng; nếu Cơ quan này không thực hiện thì báo cáo, đề xuất Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp yêu cầu Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu xem xét, quyết định.
Theo đó, nếu xét thấy việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đủ căn cứ và cần thiết mà Cơ quan điều tra không ra quyết định thì Kiểm sát viên có trách nhiệm báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Nếu Cơ quan điều tra không ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thì lãnh đạo Viện thực hiện quyền kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước thì ngày đã nộp thuế xác định là ngày nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-7:2024 ISO 1927-7:2012 về nguyên tắc vật liệu chịu lửa không định hình ra sao?
- Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07 quy định mẫu hồ sơ báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu thế nào?
- Có tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất đã được thu hồi nhưng chưa hoàn thành việc bồi thường không?
- Xe khách tự tăng giá vé xe Tết 2025 bị phạt bao nhiêu? Chủ xe khách là tổ chức tự tăng giá vé xe Tết 2025 phạt bao nhiêu?