Xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự thì Kiểm sát viên cần làm gì?
- Người làm chứng có phải người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự không?
- Nghĩa vụ của người làm chứng trong vụ án hình sự được quy định như thế nào?
- 03 trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối hoặc bị thay đổi? Người làm chứng có thể đồng thời là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không?
- Xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự thì Kiểm sát viên cần làm gì?
Người làm chứng có phải người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự không?
Căn cứ Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự gồm những người sau:
Người tham gia tố tụng
1. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
3. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.
4. Người bị bắt.
5. Người bị tạm giữ.
6. Bị can.
7. Bị cáo.
8. Bị hại.
9. Nguyên đơn dân sự.
10. Bị đơn dân sự.
11. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
12. Người làm chứng.
13. Người chứng kiến.
14. Người giám định.
15. Người định giá tài sản.
16. Người phiên dịch, người dịch thuật.
17. Người bào chữa.
18. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
19. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố.
20. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật này.
Theo quy định trên, người làm chứng là một trong những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật liên quan đến người tham gia tố tụng.
Nghĩa vụ của người làm chứng trong vụ án hình sự được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người làm chứng trong vụ án hình sự như sau:
(1) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng:
- Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
(2) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.
03 trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối hoặc bị thay đổi? Người làm chứng có thể đồng thời là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không?
Căn cứ Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Chiếu theo quy định này, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc 1 trong 03 trường hợp sau:
Trường hợp 01: Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
Trường hợp 02: Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
Trường hợp 03: Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Như vậy, người làm chứng không thể đồng thời là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong cùng một vụ án hình sự.
Xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự thì Kiểm sát viên cần làm gì?
Xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự thì Kiểm sát viên cần làm gì? (hình từ Internet)
Căn cứ Điều 77 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Đề nghị Cơ quan điều tra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ người tham gia tố tụng
Trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố, khi nhận được đề nghị của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại hoặc người thân thích của họ hoặc xét thấy có căn cứ xác định cần phải áp dụng biện pháp bảo vệ đối với những người này, thì Kiểm sát viên kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý giải quyết vụ việc, vụ án xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
Theo đó, nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự thì Kiểm sát viên có trách nhiệm kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý giải quyết vụ việc, vụ án xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?