Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Diễn viên hạng 1 cần tiêu chuẩn, điều kiện gì từ ngày 01/8/2024?
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Diễn viên hạng 1 cần tiêu chuẩn, điều kiện gì từ ngày 01/8/2024?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 02/2024/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Diễn viên hạng 1, mã số V.10.04.12 như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I, mã số V.10.04.12
Viên chức được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I, mã số V.10.04.12 khi đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này và các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Đang giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II, mã số V.10.04.13.
2. Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và yêu cầu đối với viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I, mã số V.10.04.12 quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 8 Thông tư số 10/2022/TT-BVHTTDL.
Như vậy, tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Diễn viên hạng 1 bao gồm:
(*) Viên chức được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I, mã số V.10.04.12 khi đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện chung tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2024/TT-BVHTTDL và các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
(1) Đang giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II, mã số V.10.04.13.
(2) Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và yêu cầu đối với viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I, mã số V.10.04.12 quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 8 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL. Cụ thể:
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức diễn viên.
- Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I:
+ Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
+ Đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
++ Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II hoặc tương đương có ít nhất 02 giải thưởng diễn viên xuất sắc được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận hoặc có ít nhất 02 vai diễn, tiết mục được giải thưởng cao nhất trong các cuộc thi, liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc (hoặc cấp quốc gia).
++ Được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật.
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Diễn viên hạng 1 cần tiêu chuẩn, điều kiện gì từ ngày 01/8/2024? (Hình ảnh Internet)
Tiêu chuẩn, điều kiện chung để xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp tại Thông tư 02 như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 02/2024/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn, điều kiện chung để xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:
- Tiêu chuẩn, điều kiện chung được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện, di sản văn hóa, văn hóa cơ sở, tuyên truyền viên văn hóa, mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh:
+ Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và có số lượng viên chức ứng với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Viên chức đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (đã được sửa đổi theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP)
Và yêu cầu của vị trí việc làm tương ứng với hạng chức danh nghề dự xét quy định tại Thông tư 10/2023/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Lưu ý: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật được sử dụng một lần danh hiệu hoặc giải thưởng đó để dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề.
Hiện nay, nhiệm vụ của Diễn viên hạng 1 gồm những nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL quy định về nhiệm vụ của diễn viên hạng 1 bao gồm:
- Đảm nhiệm những vai diễn chính, có diễn xuất nội tâm đa chiều, phức tạp của các chương trình, tác phẩm sân khấu và điện ảnh có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao; có quy mô lớn;
- Thể hiện ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật có những sáng tạo độc đáo cho những nhân vật chính được phân công đảm nhiệm và các nhân vật liên quan trên cơ sở ý tưởng của đạo diễn, biên đạo, huấn luyện múa, chỉ huy âm nhạc;
- Nghiên cứu sâu nội dung kịch bản, tác phẩm; thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao kiến thức, thể hiện sâu sắc chân thực vai diễn, tiết mục;
- Chủ trì, hướng dẫn, tổ chức theo sự phân công và thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ trong luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt và biểu diễn;
- Tổng kết kinh nghiệm những vai diễn, tiết mục đã thực hiện; tham gia tổng kết đúc rút kinh nghiệm nghiệp vụ chuyên môn.
Thông tư 02/2024/TT-BVHTTDL có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?