Xét tặng danh hiệu Cờ thi đua Tòa án nhân dân cho các đối tượng nào? Ai quyết định khen thưởng danh hiệu cờ thi đua Tòa án nhân dân?
Xét tặng danh hiệu Cờ thi đua Tòa án nhân dân cho các đối tượng nào?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định như sau:
Danh hiệu “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”
1. Danh hiệu “Cờ thi đua Tòa án nhân dân” được xét tặng hàng năm cho những đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 2 Thông tư này.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 2 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC như sau:
Đối tượng thi đua
1. Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án.
2. Các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự các cấp.
3. Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tương đương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh).
4. Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện).
Như vậy, cờ thi đua Tòa án nhân dân được xét tặng hàng năm cho những đối tượng sau đây:
- Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án.
- Các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự các cấp.
- Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tương đương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh).
- Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện).
Theo đó, tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC thì tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Cờ thi đua Tòa án nhân dân cho tập thể là:
- Là tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của cụm thi đua trong Tòa án nhân dân, được lựa chọn trong số những tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”;
- Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm;
- Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác;
- Được ít nhất 2/3 số đơn vị trong Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), cụm thi đua (đối với các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự các cấp) bình xét, bỏ phiếu tín nhiệm đề nghị là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua; ưu tiên đơn vị có nhân tố mới, mô hình mới để những tập thể khác trong Tòa án nhân dân học tập.
Xét tặng danh hiệu Cờ thi đua Tòa án nhân dân cho các đối tượng nào? Ai quyết định khen thưởng danh hiệu cờ thi đua Tòa án nhân dân? (hình từ internet)
Ai quyết định khen thưởng danh hiệu cờ thi đua Tòa án nhân dân?
Căn cứ theo Điều 26 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định, đề nghị xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Tòa án nhân dân
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Quyết định khen thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng: “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân”, “Bằng khen”, danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”; “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Cá nhân lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Giấy khen” (đối với cá nhân, tập thể trong các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao không có con dấu, tài khoản riêng). Đề nghị Thủ tướng Chính phủ Quyết định khen thưởng: “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước Quyết định khen thưởng: Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”...
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho cá nhân, tập thể trong Tòa án nhân dân khi được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ủy quyền.
...
Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định khen thưởng danh hiệu Cờ thi đua Tòa án nhân dân cho tập thể thuộc Tòa án nhân.
Không xét khen thưởng đối với tập thể nào của Tòa án nhân dân?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định như sau:
Nguyên tắc khen thưởng
...
10. Cá nhân, tập thể không được xét khen thưởng vì có bản án, quyết định bị huỷ, sửa, nhưng sau đó Hội đồng xét xử giám đốc thẩm kết luận việc hủy, sửa đó là chưa chính xác thì được xem xét, đề nghị khen thưởng bổ sung.
11. Không xét khen thưởng đối với tập thể có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang bị khởi tố hình sự. Các tập thể có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị xử lý kỷ luật khiển trách vẫn có thể được xét đề nghị khen thưởng nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng khác; Hội đồng Thi đua-Khen thưởng cùng cấp xem xét, đề nghị thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền.
...
Như vậy, không xét khen thưởng đối với tập thể nào của Tòa án nhân dân có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang bị khởi tố hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?