Xem xét cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công thương làm đại diện CSH vốn nhà nước trong trường hợp nào?
- Xem xét cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do BCT làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong trường hợp nào?
- Người đại diện phần vốn nhà nước sau khi thôi đại diện thì có được bố trí công tác khác không?
- Khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì cá nhân có phải thi hành quyết định cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước không?
Xem xét cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do BCT làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định về cho thôi đại diện phần vốn nhà nước như sau:
Cho thôi đại diện phần vốn nhà nước
1. Bộ Công Thương xem xét cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có đơn xin thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước trước thời hạn và được cơ quan chủ sở hữu đồng ý;
b) Cơ quan chủ sở hữu hết vốn tại doanh nghiệp;
c) Không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện của người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
d) Có hai năm liên tiếp xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
đ) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn làm người đại diện phần vốn nhà nước;
e) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
g) Các lý do cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
2. Quy trình xem xét cho thôi đại diện phần vốn nhà nước:
a) Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn xin thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước trước thời hạn hoặc có đủ căn cứ cho thôi đại diện vốn nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
...
Như vậy, theo quy định thì Bộ Công Thương xem xét cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Có đơn xin thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước trước thời hạn và được cơ quan chủ sở hữu đồng ý;
(2) Cơ quan chủ sở hữu hết vốn tại doanh nghiệp;
(3) Không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện của người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
(4) Có hai năm liên tiếp xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
(5) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn làm người đại diện phần vốn nhà nước;
(6) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
(7) Các lý do cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
Xem xét cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do BCT làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người đại diện phần vốn nhà nước sau khi thôi đại diện thì có được bố trí công tác khác không?
Căn cứ khoản 3 Điều 35 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định về cho thôi đại diện phần vốn nhà nước như sau:
Cho thôi đại diện phần vốn nhà nước
...
2. Quy trình xem xét cho thôi đại diện phần vốn nhà nước:
a) Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn xin thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước trước thời hạn hoặc có đủ căn cứ cho thôi đại diện vốn nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc cho thôi làm đại diện phần vốn nhà nước của Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương tiến hành thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước phải được trên 50% tổng số thành viên Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% trở xuống do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
3. Người đại diện phần vốn nhà nước sau khi thôi đại diện phần vốn nhà nước, cấp có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp; cá nhân có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền; trường hợp cá nhân tự nguyện xin nghỉ hưu, thôi việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành. Trường hợp cho thôi đại diện vốn nhà nước do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cấp có thẩm quyền giải quyết cho thôi việc theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, người đại diện phần vốn nhà nước sau khi thôi đại diện phần vốn nhà nước thì cấp có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp.
Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp mà bị cho thôi đại diện thì cấp có thẩm quyền giải quyết cho thôi việc theo quy định của pháp luật.
Khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì cá nhân có phải thi hành quyết định cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước không?
Căn cứ khoản 4 Điều 35 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định về cho thôi đại diện phần vốn nhà nước như sau:
Cho thôi đại diện phần vốn nhà nước
...
4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước:
a) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện theo quy định của Đảng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
b) Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành quyết định cho thôi đại diện vốn nhà nước của cấp có thẩm quyền;
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc cho thôi đại diện vốn nhà nước là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí công tác và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan của người đại diện phần vốn nhà nước.
Như vậy, theo quy định, trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước thì cá nhân vẫn phải thi hành quyết định cho thôi làm người đại diện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?