Xe ô tô dùng biển số giả để trốn phạt nguội thì bị xử lý như thế nào?
Trốn phạt nguội thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định:
“Điều 78: Thủ tục nộp tiền phạt
1.Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định; trường hợp ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Nếu không nộp phạt nguội đúng hạn, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Dùng biển số giả để trốn phạt nguội thì bị xử lý như thế nào?
Dùng biển số giả sẽ bị xử lý thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định cụ thể như sau: “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm diều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số);”
Căn cứ theo điểm d khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).”.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì:
"9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c khoản 3; điểm c, điểm d khoản 4; điểm b khoản 5; điểm d khoản 6 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;"
Như vậy, trường hợp người điều khiển xe ô tô gắn biển số không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển thì sẽ bị xử phạt lên đến 6.000.000 đồng và phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như quy định đã được nêu ở trên.
Người điều khiển ô tô nên cân nhắc kỹ trước khi tham gia giao thông, tránh trường hợp tự đưa mình vào tình trạng vi phạm pháp luật không đáng có. Một phương tiện lưu thông bình thường trên cao tốc chưa chắc đã vi phạm pháp luật và bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng nếu có hành vi dùng băng dính che biển số, sử dụng biển số giả thì chắc chắn sẽ bị xử phạt vì đã vi phạm pháp luật.
Nơi tiếp nhận phạt nguội
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt, để thuận tiện cho người dân cũng như đảm bảo việc người dân tuân thủ chấp hành quyết định xử phạt của Cảnh sát giao thông ban hành, các bạn có thể nộp phạt nguội qua các cách sau:
“Điều 20. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
1. Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau đây:
a) Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
b) Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
c) Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
d) Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?
- Hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? Giao dịch trái phiếu được thanh toán qua hệ thống theo phương thức nào?
- Thông tư 37/2024 quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn dự thi cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024?