Xe mua trả góp dùng giấy tờ gì để tham gia giao thông? Mua xe trả góp cũ có phải sang tên xe hay không?
Mua xe trả góp là gì?
Mua trả góp được hiểu là hình thức mua hàng mà ở đó người mua hàng không cần phải trả toàn bộ số tiền trong một lần trả mà có thể thanh toán theo kỳ hạn. Là phương thức cho vay tiền mà các kỳ trả nợ gốc và lãi trùng nhau. Số tiền trả nợ của mỗi kỳ theo thỏa thuận (hợp đồng) và số lãi được tính dựa trên số dư nợ gốc và thời hạn thực tế của kỳ hạn trả nợ. Thông thường, kỳ hạn trả nợ là 1 năm, 3 năm, 5 năm hoặc 7 năm, tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính trả trước và khả năng tài chính trả định kỳ. Trả góp còn áp dụng trong việc cho vay tiêu dùng, mua tài sản giá trị lớn (nhà đất, xe hơi…). Lãi suất cho vay trả góp thường do bên cho vay và bên vay tự thỏa thuận.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì không định nghĩa về “mua trả góp là gì?” tuy nhiên có thể hiểu mua trả góp là hình thức mua hàng mà người mua chỉ cần trả trước một khoản mà không phải toàn bộ giá trị sản phẩm. Sau đó sẽ tiếp tục thanh toán số tiền còn lại theo kỳ hạn cho đến khi thanh toán đầy đủ tiền.
Mua xe trả góp dùng giấy tờ gì để tham gia giao thông?
Căn cứ vào Điều 1 Công văn 8601/VPCP-CN năm 2017 về sử dụng Giấy đăng ký phương tiện khi tham gia giao thông trong trường hợp thế chấp phương tiện giao thông tại tổ chức tín dụng do Văn phòng Chính phủ ban hành quy định:
“Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực. Hai loại giấy tờ trên thay cho bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam, trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông, nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện.”
Như vậy, theo trường hợp của bạn, khi mua xe trả góp và giấy đăng ký xe của bạn do ngân hàng giữ thì bạn được sử dụng bản sao chứng thực giấy đăng ký xe để tham gia giao thông, kèm theo đó phải có bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực.
Đứng tên hộ mua xe trả góp có rủi ro gì không?
Hiện nay có rất nhiều công ty tín dụng mọc lên và mục đích chủ yếu là cung cấp dịch vụ cho vay tín chấp và hỗ trợ trả góp khi mua sản phẩm. Trong đó rõ ràng việc mua tài sản mà được trả góp dần giúp ích cho người tiêu dùng rất nhiều và rồi người người trả góp, nhà nhà trả góp. Có đôi khi người này không đủ điều kiện đứng tên mua xe trả góp thì phương án giải quyết là nhờ người khác đủ điều kiện đứng tên hộ khi mua xe trả góp.
Thông thường, việc đứng tên hộ để mua trả góp đa số bắt đầu từ vì sự thân quen, mối quan hệ quen biết nên tin tưởng nhau mà đứng tên hộ. Hoặc thậm chí do thiếu kiến thức pháp luật nên chỉ nghĩ đó là mình đứng tên hộ thôi còn người nhờ kia mới là người mua, mình không liên quan gì đến cái giao dịch đó cả. Nhưng thực tế theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng:
- Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”.
Vậy thì, việc về tình thì là A đứng tên hộ cho B, B sẽ trả tiền trả góp kia. Nhưng về lý thì A mới là người ký kết hợp đồng và theo quy định của pháp luật thì A phải có trách nhiệm thực hiện hợp đồng. Nếu B không trả tiền đúng hạn hoặc không có khả năng trả tiền theo đúng hợp đồng thì rõ ràng người chịu trách nhiệm về hợp đồng kia là A chứ không phải ai khác. Vì việc đứng tên hộ để mua đồ trả góp rình rập rất nhiều rủi ro có thể xảy ra như là:
- Bị lừa đứng tên trả góp hộ và sau đó trở thành chủ nợ của công ty tài chính và phải chịu trách nhiệm trả nợ.
- Ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của bản thân, nếu bị vướng vào nợ xấu thì sau này khó khăn trong việc vay tiền của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.
Vậy nên cần rõ ràng trong mọi giao dịch để không ảnh hưởng đến quyền lợi của chính mình và cần cẩn thận trước thủ đoạn của các đối tượng khác.
Mua xe trả góp cũ có phải sang tên xe hay không?
Mua xe trả góp cũ có phải sang tên xe hay không?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về trách nhiệm của chủ xe như sau:
*Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe cho tổ chức, cá nhân:
- Sang tên cho tổ chức, cá nhân khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là sang tên khác tỉnh): Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cho cơ quan đăng ký xe;
- Sang tên cho tổ chức, cá nhân trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là sang tên cùng tỉnh): Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe; Trường hợp tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế làm thủ tục sang tên ngay thì không phải làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe.
Theo đó, khi tiến hành mua bán xe, chủ xe hoặc cá nhân được ủy quyền có trách nhiệm tiến hành thủ tục sang tên xe.
Trường hợp của bạn mua lại xe cũ thì phải làm thủ tục sang tên, việc trả góp chỉ là hình thức thanh toán giao dịch giữa người mua xe trả góp và bên bán xe, không làm ảnh hưởng đến việc chuyển quyền sở hữu xe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ biểu mẫu, sổ sách dành cho cơ sở đào tạo lái xe ô tô 2025? Quy định về hồ sơ của người học lái xe?
- Tóm tắt quá trình công tác của Đảng viên đề nghị tặng Huy hiệu đảng? Tải mẫu tóm tắt quá trình công tác?
- Thuyết minh về phong tục lì xì ngày Tết hay và ý nghĩa? Phong tục lì xì ngày Tết ở Việt Nam? Nhiệm vụ học sinh là gì?
- Nghị định 168 sửa đổi, bổ sung Nghị định 100 về xử phạt giao thông như thế nào? Tải về Nghị định 168/2024/NĐ-CP ở đâu?
- Vì sao lấy ngày 3 2 là ngày thành lập Đảng? Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Đảng 3 2?