Xe mô tô có phải dán nhãn năng lượng không? Nếu có thì lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng cho xe mô tô thế nào?
Xe mô tô có phải dán nhãn năng lượng không?
Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg quy định tại khoản 3.31 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT.
Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì. Trong đó, nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng theo khoản 7, khoản 8 Điều 3 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 giải thích.
Nhóm phương tiện giao thông vận tải phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu được quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg như sau:
Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu
1. Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
2. Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.
3. Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.
4. Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.
Như vậy, xe mô tô thuộc nhóm phương tiện giao thông vận tải phải dán nhãn năng lượng theo quy định trên.
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với xe mô tô (Hình từ Internet)
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với xe mô tô như thế nào?
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với xe mô tô được quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg như sau:
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng
...
3. Đối với nhóm phương tiện giao thông vận tải (sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới):
a) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe ô tô con loại 7 chỗ trở xuống;
b) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017; xe mô tô, xe gắn máy đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019;
c) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với: Xe ô tô con loại trên 07 chỗ đến 09 chỗ từ ngày 01 tháng 01 năm 2018; xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
4. Khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với phương tiện, thiết bị không thuộc danh mục quy định tại Điều 1 Quyết định này.
Theo đó, lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với xe mô tô (sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới) như sau:
- Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với xe mô tô đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019;
- Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với: Xe mô tô từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Đặc biệt, khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với phương tiện, thiết bị không thuộc danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu.
Ai có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng cho xe mô tô phải dán nhãn năng lượng?
Trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng cho xe mô tô phải dán nhãn năng lượng được quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng cho các nhóm phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại các khoản 1, 2 Điều 2 Quyết định này;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung danh mục các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải dán nhãn năng lượng;
c) Xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng quy định tại Điều 4 Quyết định này.
2. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định này.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng và mức hiệu suất năng lượng tối thiểu của các phương tiện, thiết bị phù hợp với lộ trình dán nhãn năng lượng;
b) Ban hành tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng cho các phương tiện, thiết bị thuộc danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu phù hợp với lộ trình thực hiện quy định tại Điều 2 và Điều 3 Quyết định này;
c) Soát xét và công bố 05 năm một lần tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
...
Theo quy định trên, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng cho xe mô tô phải dán nhãn năng lượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?