Xe đạp có phải là phương tiện giao thông không? Người đi xe đạp sẽ được nhường quyền đi trước trong trường hợp nào?

Xe đạp có phải là phương tiện giao thông không? Người đi xe đạp sẽ được nhường quyền đi trước trong trường hợp nào? Người đi xe đạp sẽ được quyền chở tối đa mấy người? Việc phân loại đường bộ sẽ được thực hiện như thế nào?

Xe đạp có phải là phương tiện giao thông không? Người đi xe đạp sẽ được nhường quyền đi trước trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
...

Theo đó, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (gọi là xe thô sơ) gồm:

+ Xe đạp (kể cả xe đạp máy);

+ Xe xích lô;

+ Xe lăn dùng cho người khuyết tật;

+ Xe súc vật kéo;

+ Các loại xe tương tự.

Do đó, xe đạp và xe đạp máy là phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
...

Theo đó, đối với trường hợp khi chuyển hướng thì người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng sẽ phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

Như vậy, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho mình thì sẽ được người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng nhường quyền đi trước trong khi chuyển hướng.

Xe đạp có phải là phương tiện giao thông không? Người đi xe đạp sẽ được nhường quyền đi trước trong trường hợp nào?

Xe đạp có phải là phương tiện giao thông không? Người đi xe đạp sẽ được nhường quyền đi trước trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Người đi xe đạp được quyền chở tối đa mấy người?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác
1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.

Theo đó, người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

Ngoài ra, người chạy xe đạp cần phải tuân thủ các quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008. Và người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008.

Việc phân loại đường bộ được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về việc phân loại đường bộ sẽ được thực hiện như sau:

- Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống, gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng, quy định như sau:

+ Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;

+ Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

+ Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;

+ Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;

+ Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;

+ Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như sau:

+ Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;

+ Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);

+ Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý;

+ Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.

Phương tiện giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xe đạp có phải là phương tiện giao thông không? Người đi xe đạp sẽ được nhường quyền đi trước trong trường hợp nào?
Pháp luật
Thời hiệu xử lý phạt nguội đối với phương tiện giao thông vi phạm là bao lâu? Trình tự thông báo xác minh xử lý phạt nguội được quy định ra sao?
Pháp luật
Thủ tục Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân ở cấp huyện mới nhất 2024?
Pháp luật
Thủ tục giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm tự giữ, bảo quản được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Phương tiện giao thông đã làm chứng nhận hợp quy thì có cần làm công bố hợp quy và dán dấu hợp quy không?
Pháp luật
Người đi bộ có được đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy không? Nếu không thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Thực hiện thủ tục gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Lào, Campuchia phải nộp lệ phí bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện gia hạn thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Trung Quốc bằng cách nào?
Pháp luật
Phương tiện giao thông bị hư hỏng trong thời gian tạm giữ thì chủ phương tiện có được yêu cầu bồi thường không?
Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện giao thông
43 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào