Xâm hại tình dục là gì và nghi ngờ một người bị xâm hại tình dục khi thấy có những dấu hiệu nào?
Xâm hại tình dục là gì?
Xâm hại tình dục được giải thích theo tiểu mục 2 Mục I Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục ban hành kèm theo Quyết định 3133/QĐ-BYT năm 2020 là việc thực hiện các hành vi tình dục không có sự đồng thuận của nạn nhân.
Xâm hại tình dục bao gồm: hiếp dâm (xâm nhập âm đạo, hậu môn hay miệng) bao gồm cả hiếp dâm không thành, các đụng chạm cố ý có tính chất tình dục vào bất kì bộ phận nào của cơ thế của một người, kể cả qua quần áo, sử dụng bộ phận sinh dục, sử dụng tay hay bất kì bộ phận nào khác của cơ thể hay vật dụng mà không có sự đồng thuận của người đó.
Ngoài ra, xâm hại tình dục cũng bao gồm việc cố quan hệ tình dục hay có các đụng chạm mang tính dâm dục khi nạn nhân không thể phản đối hay không ý thức được hành vi xâm hại do tuổi, do tình trạng tâm thần, do rượu, thuốc hay các chất khác.
(XHTD: Xâm hại tình dục)
Người bị xâm hại tình dục (Hình từ Internet)
Người bị xâm hại tình dục được chăm sóc, hỗ trợ y tế theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc chăm sóc, hỗ trợ y tế người bị xâm hại tình dục theo Mục II Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục ban hành kèm theo Quyết định 3133/QĐ-BYT năm 2020 cụ thể:
NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC, HỖ TRỢ Y TẾ CHO NGƯỜI BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC
1. Chăm sóc y tế cho người bị XHTD ưu tiên trước hết vào các vấn đề sức khỏe của người bị hại.
2. Thu thập bằng chứng pháp y là ưu tiên thứ hai trừ trường hợp người bị hại được chuyển đến theo yêu cầu của cơ quan giám định.
3. Bảo mật thông tin: cơ sở y tế và cán bộ y tế liên quan có trách nhiệm đảm bảo bí mật các thông tin liên quan đến vụ việc và cá nhân người bị xâm hại hay gia đình của họ. Chỉ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế mới được chia sẻ thông tin chi tiết về trường hợp bị XHTD
4. Tôn trọng quyền của người bị XHTD, các dịch vụ cung cấp dựa trên nhu cầu và sự đồng thuận của người bị XHTD hoặc người bảo hộ khi người bị hại chưa đủ 18 tuổi.
5. Việc cung cấp dịch vụ y tế cho người bị XHTD được lồng ghép vào dịch vụ hiện có. Bên cạnh các qui định chung về cơ sở vật chất do ngành y tế qui định, cơ sở y tế khi cung cấp dịch vụ cho người bị XHTD cần đảm bảo tính riêng tư, kín đáo, bảo mật thông tin; môi trường thân thiện, không phán xét, không đổ lỗi.
Theo đó, người bị xâm hại tình dục được chăm sóc, hỗ trợ y tế theo nguyên tắc sau:
- Chăm sóc y tế cho người bị XHTD ưu tiên trước hết vào các vấn đề sức khỏe của người bị hại.
- Thu thập bằng chứng pháp y là ưu tiên thứ hai trừ trường hợp người bị hại được chuyển đến theo yêu cầu của cơ quan giám định.
- Bảo mật thông tin: cơ sở y tế và cán bộ y tế liên quan có trách nhiệm đảm bảo bí mật các thông tin liên quan đến vụ việc và cá nhân người bị xâm hại hay gia đình của họ.
Chỉ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế mới được chia sẻ thông tin chi tiết về trường hợp bị XHTD
- Tôn trọng quyền của người bị XHTD, các dịch vụ cung cấp dựa trên nhu cầu và sự đồng thuận của người bị XHTD hoặc người bảo hộ khi người bị hại chưa đủ 18 tuổi.
- Việc cung cấp dịch vụ y tế cho người bị XHTD được lồng ghép vào dịch vụ hiện có.
Bên cạnh các qui định chung về cơ sở vật chất do ngành y tế qui định, cơ sở y tế khi cung cấp dịch vụ cho người bị XHTD cần đảm bảo tính riêng tư, kín đáo, bảo mật thông tin; môi trường thân thiện, không phán xét, không đổ lỗi.
Nghi ngờ một người bị xâm hại tình dục khi thấy có những dấu hiệu nào?
Dấu hiệu nghi ngờ một người bị xâm hại tình dục theo tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục III Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục ban hành kèm theo Quyết định 3133/QĐ-BYT năm 2020 cụ thể:
Nghi ngờ một người bị xâm hại tình dục khi thấy có những dấu hiệu dưới đây:
- Chảy máu, vết bầm tím, tổn thương ở cơ quan sinh dục nghi do chấn thương;
- Yêu cầu khám cơ quan sinh dục mà không có lý giải rõ ràng;
- Người bệnh trong tình trạng hoảng loạn, lo sợ;
- Đến cơ sở y tế vào thời điểm thường xảy ra với các trường hợp cấp cứu (ví dụ: ban đêm) trong khi các dấu hiệu lâm sàng sơ bộ không ở mức cấp cứu;
- Người đến khám hoặc/và người đưa đến khám (trường hợp trẻ em) có biểu hiện bất thường, che giấu danh tính, nơi ở hay không nói rõ mối quan hệ với người nghi bị hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?