Xâm hại tình dục gồm những hành vi nào? Dấu hiệu nhận biết một người bị xâm hại tình dục ra sao?
Xâm hại tình dục gồm những hành vi nào?
Căn cứ mục 2 Phần I Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục ban hành kèm Quyết định 3133/QĐ-BYT năm 2020 có giải thích xâm hại tình dục là việc thực hiện các hành vi tình dục không có sự đồng thuận của nạn nhân.
Xâm hại tình dục bao gồm:
+ Hiếp dâm (xâm nhập âm đạo, hậu môn hay miệng) bao gồm cả hiếp dâm không thành,
+ Các đụng chạm cố ý có tính chất tình dục vào bất kì bộ phận nào của cơ thế của một người, kể cả qua quần áo, sử dụng bộ phận sinh dục, sử dụng tay hay bất kì bộ phận nào khác của cơ thể hay vật dụng mà không có sự đồng thuận của người đó.
Xâm hại tình dục cũng bao gồm việc cố quan hệ tình dục hay có các đụng chạm mang tính dâm dục khi nạn nhân không thể phản đối hay không ý thức được hành vi xâm hại do tuổi, do tình trạng tâm thần, do rượu, thuốc hay các chất khác.
Bên cạnh đó Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 1 tháng 10 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán, Tòa án Nhân dân Tối cao định nghĩa xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi như sau “Xâm hại tình dục là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi tham gia vào các hành vị liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (ví dụ: hoạt động xâm hại tình dục được thực hiện do đồng thuận với người dưới 13 tuổi); do cưỡng bức, do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ…).
Xâm hại tình dục gồm những hành vi nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc chăm sóc, hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục?
Nguyên tắc chăm sóc, hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục được quy định tại Phần II Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục ban hành kèm Quyết định 3133/QĐ-BYT năm 2020 cụ thể:
(1) Chăm sóc y tế cho người bị xâm hại tình dục ưu tiên trước hết vào các vấn đề sức khỏe của người bị hại.
(2) Thu thập bằng chứng pháp y là ưu tiên thứ hai trừ trường hợp người bị hại được chuyển đến theo yêu cầu của cơ quan giám định.
(3) Bảo mật thông tin: cơ sở y tế và cán bộ y tế liên quan có trách nhiệm đảm bảo bí mật các thông tin liên quan đến vụ việc và cá nhân người bị xâm hại hay gia đình của họ. Chỉ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế mới được chia sẻ thông tin chi tiết về trường hợp bị xâm hại tình dục.
(4) Tôn trọng quyền của người bị xâm hại tình dục, các dịch vụ cung cấp dựa trên nhu cầu và sự đồng thuận của người bị xâm hại tình dục hoặc người bảo hộ khi người bị hại chưa đủ 18 tuổi.
(5) Việc cung cấp dịch vụ y tế cho người bị xâm hại tình dục được lồng ghép vào dịch vụ hiện có.
Bên cạnh các quy định chung về cơ sở vật chất do ngành y tế qui định, cơ sở y tế khi cung cấp dịch vụ cho người bị xâm hại tình dục cần đảm bảo tính riêng tư, kín đáo, bảo mật thông tin; môi trường thân thiện, không phán xét, không đổ lỗi.
Dấu hiệu nhận biết một người bị xâm hại tình dục ra sao?
Theo Phần III Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục ban hành kèm Quyết định 3133/QĐ-BYT năm 2020 có quy định như sau:
III. CHĂM SÓC Y TẾ CHO NGƯỜI NGHI BỊ XHTD
1. Tiếp nhận, sàng lọc trường hợp nghi bị XHTD
1.1. Tiếp nhận
- Khi tiếp nhận một trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ, cán bộ y tế cần sàng lọc để phát hiện nạn nhân bị xâm hại tình dục. Nếu người bệnh là nữ, cần bố trí cán bộ y tế nữ cùng tham gia thăm khám hoặc chứng kiến.
- Nếu người bệnh hoảng sợ, kích động hoặc lo lắng, trầm cảm, để bệnh nhân nghỉ đến khi bình tĩnh hơn mới bắt đầu việc hỏi và ghi chép thông tin. Với trường hợp người khuyết tật, bố trí người có khả năng giao tiếp, làm việc với người khuyết tật để giúp hỏi chuyện và thu thập thông tin nếu có điều kiện.
- Cho người bệnh và người nhà biết: mọi thông tin về kết quả khám bệnh sẽ được bảo mật trừ khi có yêu cầu từ cơ quan chức năng hoặc nạn nhân quyết định sử dụng để trình báo, khiếu kiện.
1.2. Sàng lọc trường hợp nghi bị XHTD
Nghi ngờ một người bị XHTD khi thấy có những dấu hiệu dưới đây:
- Chảy máu, vết bầm tím, tổn thương ở cơ quan sinh dục nghi do chấn thương;
- Yêu cầu khám cơ quan sinh dục mà không có lý giải rõ ràng;
- Người bệnh trong tình trạng hoảng loạn, lo sợ;
- Đến cơ sở y tế vào thời điểm thường xảy ra với các trường hợp cấp cứu (ví dụ: ban đêm) trong khi các dấu hiệu lâm sàng sơ bộ không ở mức cấp cứu;
- Người đến khám hoặc/và người đưa đến khám (trường hợp trẻ em) có biểu hiện bất thường, che giấu danh tính, nơi ở hay không nói rõ mối quan hệ với người nghi bị hại.
1.3. Thông báo
Khi nghi ngờ trường hợp bị XHTD, cán bộ y tế báo cáo lãnh đạo khoa tiếp nhận người bệnh trực tiếp thăm khám. Trường hợp người bị hại đến trong giờ trực, mời trưởng kíp trực thăm khám.
...
Theo đó, có thể nhận biết một người bị xâm hại tình dục khi thấy có những dấu hiệu dưới đây:
- Chảy máu, vết bầm tím, tổn thương ở cơ quan sinh dục nghi do chấn thương;
- Yêu cầu khám cơ quan sinh dục mà không có lý giải rõ ràng;
- Người bệnh trong tình trạng hoảng loạn, lo sợ;
- Đến cơ sở y tế vào thời điểm thường xảy ra với các trường hợp cấp cứu (ví dụ: ban đêm) trong khi các dấu hiệu lâm sàng sơ bộ không ở mức cấp cứu;
- Người đến khám hoặc/và người đưa đến khám (trường hợp trẻ em) có biểu hiện bất thường, che giấu danh tính, nơi ở hay không nói rõ mối quan hệ với người nghi bị hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn soạn thảo dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27? Dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 có dạng như thế nào?
- Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn, cải biến, sáng tạo trong một tác phẩm văn học chọn lọc? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?
- Ái kỷ là gì? Dấu hiệu của ái kỷ? Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có khám tâm thần không?
- Mẫu đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu trường đại học mới nhất? Tải mẫu?
- Tổng hợp mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động mới nhất? Cách ghi biên bản điều tra tai nạn lao động?