Xác minh đối với quân nhân làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ mất tích trong chiến tranh được thực hiện theo trình tự thế nào?
- Đề nghị xác minh, kết luận đối với quân nhân làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ mất tích trong chiến tranh phải liên hệ cơ quan nào?
- Thủ tục xác minh, kết luận đối với quân nhân làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ mất tích trong chiến tranh được thực hiện theo trình tự thế nào?
- Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi thực hiện thủ tục xác minh, kết luận đối với quân nhân làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ mất tích trong chiến tranh?
Đề nghị xác minh, kết luận đối với quân nhân làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ mất tích trong chiến tranh phải liên hệ cơ quan nào?
Theo tiết g tiểu mục 3 Mục I Phần II Thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực chính sách người có công với cách mạng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 4576/QĐ-BQP năm 2022 như sau:
Thủ tục xác minh, kết luận đối với quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ mất tích trong chiến tranh
...
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Cục Cán bộ, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội; Cục Quân lực; Viện Kiểm sát quân sự các cấp; Tòa án quân sự các cấp; Cục Hồ sơ nghiệp vụ, Bộ Công an; đơn vị cấp sư đoàn và tương đương trở lên nơi quản lý quân nhân trước khi mất tích; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người mất tích cư trú trước khi nhập ngũ.
...
Theo đó, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh là cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục xác minh, kết luận đối với quân nhân làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ mất tích trong chiến tranh khi có đề nghị của thân nhân quân nhân.
Thủ tục xác minh, kết luận đối với quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ mất tích trong chiến tranh (Hình từ Internet)
Thủ tục xác minh, kết luận đối với quân nhân làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ mất tích trong chiến tranh được thực hiện theo trình tự thế nào?
Theo tiết a tiểu mục 3 Mục I Phần II Thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực chính sách người có công với cách mạng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 4576/QĐ-BQP năm 2022, thủ tục xác minh, kết luận đối với quân nhân làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ mất tích trong chiến tranh được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1:
Đại diện thân nhân người mất tích làm đơn gửi Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh để được cấp phiếu xác minh.
Bước 2:
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 73 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, tài liệu, tàng thư lưu tại đơn vị:
- Nếu đủ căn cứ, cấp phiếu xác minh theo Mẫu số 90 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP, gửi đến đại diện thân nhân.
- Trường hợp chưa đủ căn cứ cấp phiếu xác minh, trong thời gian 30 ngày, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có văn bản đề nghị đơn vị cấp sư đoàn và tương đương trở lên nơi quản lý đối tượng trước khi mất tích và cơ quan, địa phương có liên quan nơi người mất tích cư trú trước khi nhập ngũ để kiểm tra, xác minh, cung cấp thông tin:
+ Cục Cán bộ (đối tượng diện cơ quan cán bộ quản lý);
+ Cục Quân lực (đối tượng diện cơ quan quân lực quản lý);
+ Cục Bảo vệ an ninh Quân đội;
+ Viện Kiểm sát quân sự các cấp;
+ Tòa án quân sự các cấp;
+ Cục Hồ sơ nghiệp vụ hoặc Bộ Công an;
+ Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã.
Các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan theo chức năng, thẩm quyền, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cung cấp các thông tin (nếu có): - Họ tên;
- Ngày tháng năm sinh;
- Quê quán;
- Nơi thường trú trước khi nhập ngũ;
- Thời gian nhập ngũ;
- Đơn vị trước khi mất tích;
- Cấp bậc, chức vụ trước khi mất tích;
- Thời gian mất tích;
- Trường hợp mất tích.
Trên cơ sở kết quả kiểm ưa, xác minh, cung cấp thông tin của các cơ quan, đơn vị và địa phương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh phải kết luận rõ thông tin về đối tượng mất tích; đơn vị, trường hợp mất tích; có hay chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ, tiêu cực, vi phạm pháp luật; cấp phiếu xác minh như quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 55/2022/TT-BQP.
Trường hợp phức tạp, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh báo cáo, đề nghị cấp trên trực tiếp tổ chức xác minh, kết luận; căn cứ kết quả xác minh của cấp trên, cấp phiếu xác minh theo quy định.
Trường hợp không đủ căn cứ cấp phiếu xác minh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có văn bản trả lời người đề nghị.
Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi thực hiện thủ tục xác minh, kết luận đối với quân nhân làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ mất tích trong chiến tranh?
Theo tiết g tiểu mục 3 Mục I Phần II Thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực chính sách người có công với cách mạng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 4576/QĐ-BQP năm 2022 như sau:
Thủ tục xác minh, kết luận đối với quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ mất tích trong chiến tranh
...
c) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị;
- Văn bản đề nghị theo quy định (đối với trường hợp chưa đủ căn cứ cấp phiếu xác minh).
...
Theo đó, khi thực hiện thủ tục xác minh, kết luận đối với quân nhân làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ mất tích trong chiến tranh, người thân quân nhân cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị xác minh, kết luận đối với quân nhân làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ mất tích trong chiến tranh; hoặc
- Văn bản đề nghị theo quy định (đối với trường hợp chưa đủ căn cứ cấp phiếu xác minh).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?