Xác định xuất xứ của bao bì, phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, hàng hóa chưa được lắp ráp hoặc tháo rời như thế nào?
- Xác định xuất xứ của bao bì, phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, hàng hóa chưa được lắp ráp hoặc tháo rời như thế nào?
- Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ nếu đáp ứng điều kiện gì?
- Hàng hoá như thế nào được coi là có xuất xứ không thuần tuý?
Xác định xuất xứ của bao bì, phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, hàng hóa chưa được lắp ráp hoặc tháo rời như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định xác định xuất xứ của bao bì, phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, hàng hóa chưa được lắp ráp hoặc tháo rời như sau:
- Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa, vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ, khi được phân loại cùng hàng hóa đó, được loại trừ khỏi các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hóa.
- Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí “tỷ lệ Phần trăm giá trị”, trị giá của vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ được coi là một Phần cấu thành của hàng hóa và được tính đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.
- Vật liệu đóng gói và bao gói dùng để chuyên chở và vận chuyển hàng hóa sẽ không được tính đến khi xác định xuất xứ của hàng hóa đó.
- Tài liệu giới thiệu, hướng dẫn sử dụng hàng hóa; phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ đi kèm hàng hóa với chủng loại số lượng phù hợp được coi là có cùng xuất xứ với hàng hóa đó.
- Hàng hóa chưa được lắp ráp hoặc đang ở tình hạng bị tháo rời được nhập khẩu thành nhiều chuyến hàng do Điều kiện vận tải hoặc sản xuất không thể nhập khẩu trong một chuyến hàng, nếu người nhập khẩu có yêu cầu, xuất xứ của hàng hóa trong từng chuyến hàng được coi là có cùng xuất xứ với hàng hóa đó.
Xác định xuất xứ của bao bì, phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, hàng hóa chưa được lắp ráp hoặc tháo rời như thế nào? (Hình từ Internet)
Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ nếu đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis)
1. Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí “chuyển đổi mã số hàng hóa” thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ nếu:
a) Đối với hàng hóa có mã HS không thuộc từ Chương 50 đến Chương 63, trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% trị giá FOB của hàng hóa;
b) Đối với hàng hóa có mã HS thuộc từ Chương 50 đến Chương 63, trọng lượng của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% tổng trọng lượng hàng hóa, hoặc trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% trị giá FOB của hàng hóa;
c) Hàng hóa nêu tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều này đáp ứng tất cả các Điều kiện khác quy định tại Nghị định này và Thông tư hướng dẫn liên quan.
2. Trị giá của nguyên liệu nêu tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều này được tính vào trị giá nguyên liệu không có xuất xứ khi tính tỷ lệ Phần trăm giá trị của hàng hóa.
Như vậy theo quy định trên hàng hóa không đáp ứng tiêu chí “chuyển đổi mã số hàng hóa” thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ nếu đáp ứng điều kiện:
- Đối với hàng hóa có mã HS không thuộc từ Chương 50 đến Chương 63, trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% trị giá FOB của hàng hóa.
- Đối với hàng hóa có mã HS thuộc từ Chương 50 đến Chương 63, trọng lượng của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% tổng trọng lượng hàng hóa;
Hoặc trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% trị giá FOB của hàng hóa.
Hàng hoá như thế nào được coi là có xuất xứ không thuần tuý?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
1. Hàng hóa quy định tại Khoản 2, Điều 6 Nghị định này được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu hàng hóa đó đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công Thương quy định.
2. Bộ Công Thương ban hành Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng nêu tại Khoản 1 Điều này và hướng dẫn cách xác định các tiêu chí xuất xứ hàng hóa.
Như vậy theo quy định trên hàng hoá được coi là xuất xứ không thuần tuý được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 31/2018/NĐ-CP hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu hàng hóa đó đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công Thương quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?