Xác định nhu cầu mua sắm tập trung thuốc cấp địa phương được thực hiện như thế nào theo Thông tư 07/2024/TT-BYT?
Xác định nhu cầu mua sắm tập trung thuốc cấp địa phương được thực hiện như thế nào theo Thông tư 07/2024/TT-BYT?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Thông tư 07/2024/TT-BYT, xác định nhu cầu mua sắm tập trung thuốc cấp địa phương được thực hiện như sau:
- Các cơ sở y tế thuộc địa phương quản lý xây dựng nhu cầu mua sắm về danh mục, số lượng chi tiết đến từng thuốc bao gồm số lượng tùy chọn mua thêm (nếu có), gửi về Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương;
- Các cơ sở y tế tư nhân tham gia mua sắm tập trung cấp địa phương xây dựng nhu cầu mua sắm về danh mục, số lượng chi tiết đến từng thuốc bao gồm số lượng tùy chọn mua thêm (nếu có) gửi về Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương và chịu trách nhiệm về nhu cầu mua sắm gửi về Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương.
Xác định nhu cầu mua sắm tập trung cấp địa phương được thực hiện như thế nào theo quy định tại Thông tư 07/2024/TT-BYT? (Hình từ Internet)
Thời gian tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung thuốc cấp địa phương ra sao?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 23 Thông tư 07/2024/TT-BYT có nêu rõ thời gian tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung cấp địa phương như sau:
- Thời hạn gửi nhu cầu do Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương quy định nhưng tối đa là 30 ngày.
Sau thời gian tối đa 30 ngày, kể từ ngày Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương có văn bản đầu tiên về việc tổng hợp nhu cầu mua sắm cơ sở y tế không gửi nhu cầu mua sắm được xác định là không có nhu cầu mua sắm;
- Trường hợp cơ sở y tế gửi nhu cầu mua sắm nhưng không gửi các tài liệu theo quy định tại Điều 24 Thông tư 07/2024/TT-BYT, Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương căn cứ vào đề xuất của cơ sở y tế để xác định và tổng hợp nhu cầu mua sắm của cơ sở y tế đó nhưng số lượng không được tăng quá 30% so với số lượng đã sử dụng của kỳ trước liền kề hoặc của 12 tháng trước liền kề tính đến thời thông báo việc tổng hợp nhu cầu mua sắm;
- Sau khi tổng hợp nhu cầu mua sắm, Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương xin ý kiến bằng văn bản cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Bảo hiểm xã hội tỉnh) về nhu cầu mua sắm của các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý cụ thể như sau:
+ Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương có văn bản xin ý kiến, Bảo hiểm xã hội tỉnh phải có văn bản trả lời Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương; nếu quá thời hạn nêu trên mà Bảo hiểm xã hội tỉnh không có văn bản trả lời hoặc có văn bản trả lời sau thời hạn nêu trên coi như Bảo hiểm xã hội tỉnh đã thống nhất nội dung xin ý kiến của Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương.
+ Trường hợp Bảo hiểm xã hội tỉnh có ý kiến không thống nhất đối với nội dung do Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương xin ý kiến:
Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương tiếp thu, giải trình ý kiến của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Trường hợp có nội dung không thống nhất với ý kiến của Bảo hiểm xã hội tỉnh thì trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bảo hiểm xã hội tỉnh, Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương phải tổ chức họp với Bảo hiểm xã hội tỉnh để thống nhất.
Khi tham dự họp, ý kiến của người được Bảo hiểm xã hội tỉnh cử tham dự họp là ý kiến chính thức của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Trường hợp tại cuộc họp ý kiến chưa thống nhất thì báo cáo cấp có thẩm quyền tại địa phương xem xét, quyết định.
Trường hợp Bảo hiểm xã hội tỉnh không cử người tham dự họp coi như Bảo hiểm xã hội tỉnh đã thống nhất với nội dung Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương đã hoàn thiện sau khi tiếp thu, giải trình.
Tài liệu đăng ký nhu cầu mua thuốc tập trung gồm những gì?
Căn cứ Điều 24 Thông tư 07/2024/TT-BYT, tài liệu đăng ký nhu cầu mua thuốc tập trung gồm:
- Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu, tình hình sử dụng thuốc của 12 tháng trước liền kề và kỳ trước liền kề tính đến thời điểm thông báo tổng hợp nhu cầu mua sắm, số lượng tồn kho và số lượng trong kế hoạch của kỳ trước chưa thực hiện tại thời điểm xác định nhu cầu mua sắm.
- Giải trình tóm tắt nhu cầu mua sắm của thuốc đang đề nghị. Trường hợp có số lượng tăng trên 30% so với số lượng đã sử dụng của kỳ trước liền kề hoặc của 12 tháng trước liền kề tính đến thời điểm xác định nhu cầu mua sắm phải giải trình, thuyết minh cụ thể.
- Các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định.
- Biên bản họp rà soát, thống nhất về danh mục, số lượng nhu cầu mua sắm thuốc của:
+ Hội đồng Thuốc và Điều trị về danh mục, số lượng thuốc, nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế.
+ Sở Y tế đối với thuốc thuộc danh mục mua sắm tập trung của cơ sở y tế thuộc Sở Y tế quản lý, bao gồm cả cơ sở y tế tư nhân và các cơ sở y tế thuộc Bộ, ngành quản lý có trụ sở trên địa bàn (trừ các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế).
Riêng đối với cơ sở y tế mới thành lập hoặc lần đầu có nhu cầu mua sắm khi gửi tổng hợp nhu cầu mua sắm không phải gửi kèm tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 07/2024/TT-BYT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người chưa thành niên điều khiển xe mô tô hai bánh gây thiệt hại về sức khỏe cho người bị thiệt hại thì phải bồi thường như thế nào?
- Người lao động nước ngoài có phải xin cấp lại giấy phép lao động khi thay đổi địa điểm làm việc trong thời gian làm việc tại Việt Nam không?
- Cước hành lý khi đi máy bay có phải là công tác phí không? Người đi công tác được thanh toán chi phí cước hành lý trong trường hợp nào?
- Học sinh người dân tộc thiểu số có được học vượt lớp không? Có được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình không?
- Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?