Xác định khu vực rà phá bom mìn vật nổ dưới nước căn cứ vào đâu? Trình tự rà phá bom mìn vật nổ dưới nước ở độ sâu đến 0,5m thực hiện thế nào?
Xác định khu vực rà phá bom mìn vật nổ dưới nước căn cứ vào đâu?
Theo Điều 32 Quy trình kỹ thuật điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 121/2021/TT-BQP quy định về việc xác định khu vực rà phá bom mìn vật nổ dưới nước như sau:
- Căn cứ các mốc đã đánh dấu khi khảo sát hoặc tọa độ được bàn giao, tiến hành xác định khu vực cần rà phá bom mìn dưới nước; vẽ sơ đồ khu vực.
- Đóng cọc bê tông cốt thép để đánh dấu trên bờ và thả phao, neo (rùa) định vị, đánh dấu dưới nước tại các vị trí cần thiết để giới hạn khu vực sẽ rà phá bom mìn (Các loại phao, neo (rùa) để định vị và đánh dấu khu vực chỉ áp dụng cho các khu vực rà phá bom mìn có độ sâu nước tối thiểu 3 m và chiều rộng khu vực rà phá bom mìn tối thiểu 50 m).
Rà phá bom mìn vật nổ dưới nước (hình từ Internet)
Trình tự rà phá bom mìn vật nổ dưới nước ở độ sâu đến 0,5m thực hiện như thế nào?
Tại Điều 34 Quy trình kỹ thuật điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 121/2021/TT-BQP quy định thì:
Rà phá bom mìn vật nổ ở độ sâu đến 0,5 m
1. Trường hợp áp dụng: khu vực phải RPBM đến các độ sâu khác nhau tính từ đáy nước.
2. Trang bị: thiết bị bảo vệ người, máy dò, thuyền composit có máy đẩy; thuyền cao su; phao; neo làm bằng các loại vật liệu không nhiễm từ, dây đánh dấu đường dò, dây cáp nilon các loại; trang bị bảo đảm an toàn.
3. Trình tự thực hiện
a) Sử dụng thuyền composit căng dây kết hợp với các loại phao, neo chia nhỏ khu vực thành các ô dò có kích thước khoảng (25x25) m hoặc (50x50) m hoặc chiều dài, chiều rộng thực tế khu vực RPBM để chia ô; tùy theo địa hình và phương án thi công, căng dây chia ô dò thành các dải dò, mỗi dải dò rộng 1 m.
b) Kiểm tra xác định độ nhiễm từ của đất đáy nước để điều chỉnh máy dò cho phù hợp;
c) Dùng máy dò bom đặt trên thuyền cao su, tiến hành dò đúng yêu cầu kỹ thuật dọc theo dây đánh dấu đường dò (đầu dò phải luôn thẳng đứng và cách đáy nước từ 0,1 m đến 0,2 m). Sau khi dò xong, tiếp tục chuyển dây để dò dải tiếp theo.
Trường hợp lưu tốc dòng chảy trên 1 m/s thì phải có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo đảm kỹ thuật dò tìm và chất lượng công trình.
Như vậy về trình tự rà phá bom mìn vật nổ dưới nước ở độ sâu 0,5m thực hiện như sau:
- Bước 1: Sử dụng thuyền composit căng dây kết hợp với các loại phao, neo chia nhỏ khu vực thành các ô dò có kích thước khoảng (25x25) m hoặc (50x50) m hoặc chiều dài, chiều rộng thực tế khu vực RPBM để chia ô; tùy theo địa hình và phương án thi công, căng dây chia ô dò thành các dải dò, mỗi dải dò rộng 1 m.
- Bước 2: Kiểm tra xác định độ nhiễm từ của đất đáy nước để điều chỉnh máy dò cho phù hợp;
- Bước 3: Dùng máy dò bom đặt trên thuyền cao su, tiến hành dò đúng yêu cầu kỹ thuật dọc theo dây đánh dấu đường dò (đầu dò phải luôn thẳng đứng và cách đáy nước từ 0,1 m đến 0,2 m). Sau khi dò xong, tiếp tục chuyển dây để dò dải tiếp theo.
Trường hợp lưu tốc dòng chảy trên 1 m/s thì phải có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo đảm kỹ thuật dò tìm và chất lượng công trình.
Các trang bị nào cần có khi phát hiện bom mìn vật nổ dưới nước không đảm bảo an toàn?
Theo Điều 40 Quy trình kỹ thuật điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 121/2021/TT-BQP có nêu:
- Trường hợp áp dụng: tín hiệu là BMVN không an toàn cho trục vớt, thu gom, vận chuyển.
- Và các trang bị gồm có để đảm bảo an toàn: thiết bị bảo vệ người, máy dò, thiết bị lặn, composit, thuyền gỗ sức chở trên 3 tấn có máy đẩy có cẩu mi ni tự hành, thuyền cao su, bộ khí tài gây nổ, thuốc nổ chịu nước, dây nổ chịu nước, kíp điện, dây điện kép, vải gói buộc lượng nổ, dây gai, các loại phao, neo, dây nilon.
Sau khi trang bị đầy đủ thì cần thực hiện hủy bỏ bom mìn vật nổ tại chỗ, các bước thực hiện sau đây:
- Tập kết thuyền xử lý, dùng máy dò xác định chính xác lại vị trí tín hiệu đã được thả phao, neo đánh dấu vị trí tín hiệu.
- Thực hiện các biện pháp an toàn, thợ lặn kiểm tra trực tiếp đưa lượng nổ đã chuẩn bị xuống đặt áp sát và liên kết chặt vào BMVN, bố trí hệ thống gây nổ gồm:
+ Dây nổ dùng để kích nổ có chiều dài bằng chiều sâu mực nước tại vị trí có BMVN (có tính độ chùng của dây khoảng 25% tổng chiều dài dây), một đầu dây được liên kết chặt vào lượng nổ bằng cách cuốn tối thiểu 7 vòng dây nổ vào thỏi thuốc mồi nằm trong lượng nổ (theo đúng kỹ thuật sử dụng thuốc nổ và hỏa cụ), đầu dây nổ còn lại được buộc vào một phao nhựa đường kính 30 cm, để hở đầu dây trên mặt nước;
+ Kíp điện và đường dây gây nổ điện được chuẩn bị sẵn theo đúng kỹ thuật, kíp điện được liên kết với đầu dây nổ trên mặt nước;
+ Trạm gây nổ được đặt trên thuyền hoặc trên bờ (nếu được), khoảng cách giữa trạm gây nổ tới khu vực bố trí lượng nổ phải được tính toán cụ thể nhằm tránh các ảnh hưởng của sóng nổ và mảnh văng theo quy định tại Điều lệ công tác nổ.
- Sau khi kiểm tra an toàn, tiến hành gây nổ theo phương án được phê duyệt.
- Sau khi hủy nổ, thợ lặn mang thiết bị lặn và máy dò bom kiểm tra lại xung quanh và phía dưới vị trí hố hủy nổ để đảm bảo BMVN đã được hủy nổ hết. Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý như điểm a, điểm b, điểm c của khoản này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ trình đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hội viên Hội công chứng viên phải báo cáo với ai về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng do mình đứng đầu?
- Có xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với người nước ngoài không? Có mấy hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai?
- Thuế suất thuế GTGT hoạt động xây dựng từ 1/7/2025 là bao nhiêu? Thuế VAT tháng 7 2025 là bao nhiêu?
- Mua hàng Chợ Tết công đoàn từ ngày mấy đến ngày mấy? Ai được mua hàng Chợ Tết công đoàn? Công đoàn Việt Nam là tổ chức thế nào?