Xác định giá trị các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng bằng phương pháp nào?
- Cây trồng quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT bao gồm những loại nào?
- Giá trị giới hạn các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng là bao nhiêu?
- Xác định giá trị các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng bằng phương pháp nào?
- Những tiêu chuẩn nào hướng dẫn việc lấy mẫu để xác định giá trị các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng?
- Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng?
Cây trồng quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT bao gồm những loại nào?
Căn cứ tại Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT quy định như sau:
Quy định chung
...
1.3 Giải thích từ ngữ
1.3.1 Cây trồng trong quy chuẩn này bao gồm cây trồng nông nghiệp, cây trồng lâm nghiệp và cây dược liệu.
1.3.2 Tưới gốc cho cây trồng trong quy chuẩn này là việc tưới vào vùng rễ xung quanh gốc cây.
1.3.3 Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng là nước thải ra từ các hoạt động chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy định tại Quy chuẩn này để tưới gốc cho cây trồng.
Như vậy theo quy định trên cây trồng quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT bao gồm cây trồng nông nghiệp, cây trồng lâm nghiệp và cây dược liệu.
Giá trị giới hạn các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng là bao nhiêu?
Căn cứ tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT quy định giá trị giới hạn các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng như sau:
Xác định giá trị các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng bằng phương pháp nào? (Hình từ Internet)
Xác định giá trị các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng bằng phương pháp nào?
Căn cứ tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT quy định phương pháp xác định giá trị các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng như sau:
Xem chi tiết phương pháp xác định giá trị các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng: Tại đây.
Những tiêu chuẩn nào hướng dẫn việc lấy mẫu để xác định giá trị các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng?
Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT quy định như sau:
Quy định kỹ thuật
...
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1 Lấy mẫu để xác định giá trị các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau:
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
- TCVN 8880:2011 (ISO 19458:2006) - Chất lượng nước - Lấy mẫu để phân tích vi sinh vật.
...
Như vậy theo quy định trên khi lấy mẫu để xác định giá trị các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng thì thực hiện theo 04 tiêu chuẩn sau:
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
- TCVN 8880:2011 (ISO 19458:2006) - Chất lượng nước - Lấy mẫu để phân tích vi sinh vật.
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 51 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ, nước tưới cho cây trồng hoặc mục đích khác
1. Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ và nước thải chăn nuôi phát sinh từ hoạt động chăn nuôi nông hộ được sử dụng làm phân bón, nước tưới cho cây trồng hoặc mục đích khác phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
2. Việc sử dụng chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ và nước thải chăn nuôi phát sinh từ hoạt động chăn nuôi trang trại làm phân bón hữu cơ, nước tưới cây hoặc làm thức ăn cho thủy sản được thực hiện như sau:
a) Chất thải chăn nuôi chỉ được sử dụng làm phân bón, nước tưới cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thuỷ sản khi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Việc vận chuyển chất thải chăn nuôi ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại phải sử dụng phương tiện, thiết bị đảm bảo kín khít, không bị tràn đổ, rò rỉ, không gây ô nhiễm môi trường.
3. Việc sử dụng chất thải rắn chăn nuôi có nguồn gốc hữu cơ phát sinh từ hoạt động chăn nuôi trang trại để sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này và không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải rắn chăn nuôi có nguồn gốc hữu cơ sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng.
Như vậy theo quy định trên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 30/6/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?