Xác định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo các hình thức định giá nào? Nguyên tắc định giá của Nhà nước
Xác định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo các hình thức định giá nào?
Cách thức để xác định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá được quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Giá 2023 cụ thể như sau:
Phương pháp định giá
1. Phương pháp định giá là cách thức để xác định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo các hình thức định giá quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật này.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Trường hợp khi áp dụng phương pháp định giá chung có nội dung đặc thù cần hướng dẫn, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất nội dung cụ thể cần hướng dẫn gửi Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn thực hiện.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này;
b) Hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật có quy định về phương pháp định giá riêng.
Theo đó, cách thức để xác định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo các hình thức định giá được quy định như sau:
- Giá cụ thể là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán theo đúng mức giá đó;
- Giá tối thiểu là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức giá đó;
- Giá tối đa là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán cao hơn mức giá đó;
- Khung giá là khoảng giới hạn mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức tối thiểu và cao hơn mức tối đa của khung giá đó.
Ban hành văn bản định giá, điều chỉnh mức giá được thực hiện như thế nào?
Ban hành văn bản định giá, điều chỉnh mức giá được quy định tại Điều 24 Luật Giá 2023 cụ thể như sau:
Ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá; văn bản quy định cơ chế, chính sách về giá
1. Văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành là văn bản hành chính. Việc ban hành văn bản được thực hiện như sau:
a) Lập phương án giá;
b) Thẩm định phương án giá;
c) Trình và ban hành văn bản định giá, điều chỉnh mức giá.
2. Văn bản quy định cơ chế, chính sách về giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Theo đó, văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành là văn bản hành chính. Việc ban hành văn bản được thực hiện như sau:
- Lập phương án giá;
- Thẩm định phương án giá;
- Trình và ban hành văn bản định giá, điều chỉnh mức giá.
Lưu ý:
Văn bản quy định cơ chế, chính sách về giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật.
Xác định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo các hình thức định giá nào? Nguyên tắc định giá của Nhà nước (Hình từ Internet)
Nhà nước định giá theo nguyên tắc và căn cứ gì?
Nhà nước định giá theo nguyên tắc và căn cứ được quy định tại Điều 22 Luật Giá 2023 cụ thể như sau:
Nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước
1. Nguyên tắc định giá của Nhà nước được quy định như sau:
a) Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ; lợi nhuận (nếu có) hoặc tích lũy theo quy định của pháp luật (nếu có) phù hợp với mặt bằng thị trường; bảo đảm phù hợp với cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều kiện thị trường tại thời điểm định giá và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;
b) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng;
c) Xem xét, điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi. Trường hợp điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được thực hiện theo từng thời kỳ quy định tại hợp đồng dự án.
...
- Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ; lợi nhuận (nếu có) hoặc tích lũy theo quy định của pháp luật (nếu có) phù hợp với mặt bằng thị trường; bảo đảm phù hợp với cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều kiện thị trường tại thời điểm định giá và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng;
- Xem xét, điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi. Trường hợp điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được thực hiện theo từng thời kỳ quy định tại hợp đồng dự án.
Lưu ý:
Căn cứ định giá của nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Giá 2023 cụ thể như sau:
- Yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá hoặc thời gian xác định yếu tố hình thành giá trong phương án giá phù hợp với đặc điểm, tính chất của hàng hóa, dịch vụ;
- Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu của thị trường và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng;
- Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế sử dụng con dấu công đoàn? Tải về Quy chế sử dụng con dấu Công đoàn cơ sở mới nhất?
- Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?