Xác định đối tượng là người có công với cách mạng để hưởng trợ cấp ưu đãi ra sao? Người có công giúp đỡ cách mạng sống cô đơn thì có được hưởng bảo hiểm y tế hay không?
- Xác định đối tượng là người có công với cách mạng để hưởng trợ cấp ưu đãi ra sao?
- Người có công giúp đỡ cách mạng sống cô đơn thì có được hưởng bảo hiểm y tế hay không?
- Người có công giúp đỡ cách mạng được hưởng ưu đãi vậy thân nhân của người có công thì có được hưởng chế độ gì hay không?
- Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng có cần phải bảo đảm mức sống của họ hay không?
Xác định đối tượng là người có công với cách mạng để hưởng trợ cấp ưu đãi ra sao?
Căn cứ tại Điều 38 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn người có công giúp đỡ cách mạng
Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm và được Nhà nước khen tặng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
2. Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến;
3. Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến.
Như vậy, cần phải xem trong giấy tờ chứng minh hoạt động có công thì được xem là người có công với cách mạng.
Người có công với cách mạng (Hình từ internet)
Người có công giúp đỡ cách mạng sống cô đơn thì có được hưởng bảo hiểm y tế hay không?
Căn cứ tại Điều 39 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định như sau:
Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng
1. Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản 1 Điều 38 của Pháp lệnh này bao gồm:
a) Trợ cấp hằng tháng; trường hợp sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng;
b) Bảo hiểm y tế;
c) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm;
d) Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
2. Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản 2 Điều 38 của Pháp lệnh này bao gồm:
a) Trợ cấp hằng tháng; trường hợp sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng;
b) Bảo hiểm y tế;
c) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần;
d) Chế độ ưu đãi quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
3. Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản 3 Điều 38 của Pháp lệnh này bao gồm:
a) Trợ cấp một lần;
b) Bảo hiểm y tế;
c) Chế độ ưu đãi quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
4. Người được công nhận và hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng quy định tại điểm a, b hoặc 1 khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh này thì không hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Điều này.
Theo đó, trợ cấp hằng tháng; trường hợp sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng; trong đó có hưởng bảo hiểm y tế.
Như vậy trường hợp sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng sẽ được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật.
Người có công giúp đỡ cách mạng được hưởng ưu đãi vậy thân nhân của người có công thì có được hưởng chế độ gì hay không?
Căn cứ tại Điều 40 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định như sau:
Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người có công giúp đỡ cách mạng
1. Trợ cấp một lần đối với thân nhân khi người có công giúp đỡ cách mạng chết mà chưa hưởng chế độ ưu đãi.
2. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 38 của Pháp lệnh này đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.
3. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi người có công giúp đỡ cách mạng chết.
Theo đó, người có công giúp đỡ cách mạng được hưởng ưu đãi vậy thân nhân của người có công thì có được hưởng chế độ theo quy định trên.
Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng có cần phải bảo đảm mức sống của họ hay không?
Căn cứ tại Điều 6 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng
1. Chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng là trách nhiệm của Nhà nước và xã hội. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân quan tâm, giúp đỡ và thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng phải được xác định và điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ; bảo đảm mức sống của người có công với cách mạng bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
3. Người có công với cách mạng thuộc nhiều đối tượng thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp của nhiều đối tượng; đối với trợ cấp người phục vụ và chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này thì chỉ hưởng mức cao nhất của một chế độ ưu đãi.
...
Theo đó, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng phải được xác định và điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ;
Bảo đảm mức sống của người có công với cách mạng bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Như vậy, theo nguyên tắc thì phải bảo đảm mức sống của người có công với cách mạng bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?