Xác định dấu hiệu để chuyển hồ sơ vi phạm hành chính sang truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính được quy định thế nào?
Về thời hạn này được quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, cụ thể như sau:
"Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính."
Xác định dấu hiệu để chuyển hồ sơ vi phạm hành chính sang truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? (Hình từ Internet)
Xác định dấu hiệu để chuyển hồ sơ vi phạm hành chính sang truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và điểm e khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
"Điều 62. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.
2. Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.
..."
Theo đó, khi xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phải thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.
Để xác định hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân có dấu hiệu hình sự hay không anh cần đối chiếu với quy định tại Bộ luật hình sự 2015.
Nếu hành vi vi phạm phù hợp với các hành vi được nêu tại Bộ luật này thì được xem là có dấu hiệu tội phạm, khi đó anh chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khi nào chuyển hồ sơ vi phạm hành chính sang truy cứu trách nhiệm hình sự đối với vụ việc về khai thác khoáng sản?
Áp dụng quy định tại khoản Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 (Được sửa đổi bởi điểm a khoản 54 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định:
"Điều 227. Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
1. Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
..."
Theo đó, nếu có hành vi khai thác khoáng sản trái phép trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng thì đây là hành vi vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên anh sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra.
Hoặc trước đây cá nhân anh đã vi phạm và bị xử phạt hành chính về hành vi khai thác khoáng sản trái phép rồi, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, nay tiếp tục vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vậy khi đó anh sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?