Xã viên hợp tác xã có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Mức đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
Xã viên hợp tác xã có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định theo khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
...
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
...
Theo quy định trên thì hợp tác xã cũng là chủ thể thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu có thuê mướn, sử dụng người lao động theo hợp đồng lao động.
Theo thông tin của chị là xã viên hợp tác xã, nếu chị ký hợp đồng lao động với hợp tác xã thì chị phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Còn nếu chị chỉ làm xã viên hợp tác xã, không phải là người làm việc theo hợp đồng lao động thì không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của xã viên hợp tác xã hưởng tiền lương theo sản phẩm là bao nhiêu?
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại khoản 1, khoản 5 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
...
5. Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
...
Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng của xã viên hợp tác xã hưởng tiền lương theo sản phẩm bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
Xã viên hợp tác xã có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Mức đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Xã viên hợp tác xã có các quyền gì?
Xã viên hợp tác xã có các quyền được quy định tại Điều 14 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
Quyền của thành viên, hợp tác xã thành viên
1. Được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.
2. Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và điều lệ.
3. Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên.
5. Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định tại Điều 32 của Luật này.
6. Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
7. Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.
8. Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
9. Ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.
10. Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.
11. Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.
12. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
13. Quyền khác theo quy định của điều lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?
- Mẫu Sổ cái trong kế toán thuế xuất nhập khẩu? Tải mẫu? Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất nhập khẩu năm?
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?