Vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao khi đáp ứng các tiêu chí nào? Được chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại vùng quy hoạch?
- Vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao khi đáp ứng các tiêu chí nào?
- Có được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao không?
- Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển công trình nào trong vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao?
Vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao khi đáp ứng các tiêu chí nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định về vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao như sau:
Vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao
1. Vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao, gồm các tiêu chí sau:
a) Thuộc vùng đất chuyên trồng lúa, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Hệ thống thủy lợi chủ động hoặc được quy hoạch để chủ động tưới tiêu, cấp thoát nước, phòng, chống thiên tai;
c) Hệ thống giao thông nội đồng thuận lợi hoặc được quy hoạch giao thông nội đồng phục vụ sản xuất trồng lúa;
d) Có năng suất cao.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao theo tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao phải có các tiêu chí sau:
- Thuộc vùng đất chuyên trồng lúa, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hệ thống thủy lợi chủ động hoặc được quy hoạch để chủ động tưới tiêu, cấp thoát nước, phòng, chống thiên tai;
- Hệ thống giao thông nội đồng thuận lợi hoặc được quy hoạch giao thông nội đồng phục vụ sản xuất trồng lúa;
- Có năng suất cao.
Vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao khi đáp ứng các tiêu chí nào? (hình từ internet)
Có được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa như sau:
Quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa
1. Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa
a) Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt năm 2018;
b) Chỉ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa còn lại;
c) Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao;
d) Phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa do cấp có thẩm quyền ban hành;
đ) Không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình đê điều, công trình phục vụ trực tiếp sản xuất lúa;
e) Không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề.
2. Việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản thì được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.
...
Như vậy, không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển công trình nào trong vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao
1. Nhà nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
Từ nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương được thực hiện theo đúng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ trung hạn được cấp có thẩm quyền ban hành, trong đó ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi, giao thông tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao; quy trình, thủ tục thực hiện theo pháp luật về đầu tư công.
2. Hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp
a) Được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100 % kinh phí khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, giao thông tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
b) Dự án áp dụng theo quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận; dự án áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; dự án sản xuất hữu cơ được chứng nhận; dự án liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị.
c) Dự án chế biến sản phẩm lương thực, thực phẩm; dự án sản xuất chế phẩm sinh học, chế biến nguyên liệu và sản phẩm công nghệ cao từ lúa, gạo và phụ phẩm lúa, gạo đáp ứng theo quy định pháp luật về công nghệ cao.
...
Như vậy, Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển công trình thủy lợi, công trình giao thông trong vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các loại rủi ro nào? Thời hạn báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng?
- Nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án Truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia đến năm 2030 như nào?
- Dịch vụ truyền thông về quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước bao gồm những gì theo Thông tư 07?
- Mức hỗ trợ người dân bị mất nhà, sửa chữa nhà ở do thiệt hại của bão lũ gây ra là bao nhiêu theo quy định hiện nay?
- Hồ sơ báo cáo quyết toán thu, chi hằng năm của BQL dự án do chủ đầu tư thành lập gồm gì? Ai có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán thu, chi hằng năm?