Vùng cấm thả neo của công trình dầu khí trên biển được xác định như thế nào? Thả neo phương tiện tàu, thuyền tại vùng cấm thả neo sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Vùng cấm thả neo của công trình dầu khí trên biển được xác định như thế nào?
Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 8 Luật Dầu khí 2022 như sau:
Yêu cầu về an toàn dầu khí
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thiết lập vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí.
2. Vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí trên biển bao gồm:
a) Vùng cấm xâm nhập đối với các công trình dầu khí trên biển, ngoại trừ các công trình ngầm, là vùng được xác định bằng bán kính 500 mét tính từ rìa ngoài cùng của các công trình về mọi phía bao gồm cả vị trí thả neo đối với các phương tiện nổi, công trình di động, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Vùng cấm thả neo hoặc tiến hành các hoạt động ngầm dưới đáy biển là vùng được xác định trong phạm vi 02 hải lý tính từ rìa ngoài cùng của công trình dầu khí bao gồm cả các công trình ngầm dưới đáy biển; các phương tiện, tàu thuyền không được thả neo hoặc tiến hành các hoạt động ngầm dưới đáy biển, trừ trường hợp đặc biệt do nhà thầu chấp thuận hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định.
...
Như vậy, vùng cấm thả neo của công trình dầu khí trên biển được xác định là vùng trong phạm vi 02 hải lý tính từ rìa ngoài cùng của công trình dầu khí bao gồm cả các công trình ngầm dưới đáy biển.
Các phương tiện, tàu thuyền không được thả neo hoặc tiến hành các hoạt động ngầm dưới đáy biển, trừ trường hợp đặc biệt do nhà thầu chấp thuận hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Vùng cấm thả neo của công trình dầu khí trên biển được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Các phương tiện tàu, thuyền thả neo ở vùng cấm thả neo của công trình dầu khí trên biển thì bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 99/2020/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm quy định về an toàn, an ninh dầu khí
...
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thiết lập vùng an toàn và không duy trì tín hiệu an toàn cho các công trình phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định;
b) Đưa các công trình tìm kiếm thăm dò, khai thác vào vận hành nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Thả neo trái phép các phương tiện tàu, thuyền trong phạm vi 02 hải lý tính từ rìa ngoài cùng của công trình dầu khí biển;
d) Xâm nhập trái phép hoặc tiến hành các hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào trong vùng an toàn dầu khí của các công trình dầu khí trên biển khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
...
Theo đó, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thả neo trái phép các phương tiện tàu, thuyền trong phạm vi 02 hải lý tính từ rìa ngoài cùng của công trình dầu khí biển là từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với tổ chức có hành vi vi phạm, còn đối với cá nhân có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng một phần hai mức phạt áp dụng đối với tổ chức vi phạm (Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP).
Như vậy, các phương tiện tàu, thuyền thả neo ở vùng cấm thả neo là vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí trên biển thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm và từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm.
Vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí trên đất liền được xác định dựa trên mục đích gì?
Yêu cầu về an toàn dầu khí theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Dầu khí 2022 như sau:
Yêu cầu về an toàn dầu khí
...
3. Vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí trên đất liền là vùng an toàn được xác định xung quanh các công trình, thiết bị phục vụ hoạt động dầu khí trên đất liền, tùy thuộc vào điều kiện địa lý, xã hội của nơi tiến hành hoạt động dầu khí, vì mục đích bảo đảm an toàn cho con người và phương tiện trong quá trình triển khai hoạt động dầu khí.
4. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thực hiện các công việc bảo đảm an toàn dầu khí sau đây:
a) Xây dựng các tài liệu về quản lý an toàn, bao gồm chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
...
Như vậy, vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí trên đất liền được xác định dựa trên mục đích bảo đảm an toàn cho con người và phương tiện trong quá trình triển khai hoạt động dầu khí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?