Vừa tròn 17 tuổi làm thuyền viên trên phương tiện đường thủy nội địa được không? Trách nhiệm của thuyền viên là gì?
Thuyền viên được quy định như thế nào?
Tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định: Thuyền viên là người làm việc theo chức danh quy định trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người (Thay từ “mã lực” bằng từ “sức ngựa” Từ này bị thay thế bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)
Độ tuổi làm thuyền viên trên phương tiện đường thủy nội địa
Vừa tròn 17 tuổi làm thuyền viên trên phương tiện đường thủy nội địa được không?
Căn cứ theo Điều 29 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên như sau:
- Chức danh thuyền viên trên phương tiện bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thuỷ thủ, thợ máy.
Chủ phương tiện, người thuê phương tiện có trách nhiệm bố trí đủ các chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện và lập danh bạ thuyền viên theo quy định (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)
- Thuyền viên làm việc trên phương tiện phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam;
+ Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm;
+ Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện (Thay từ “bằng” bằng cụm từ “giấy chứng nhận khả năng chuyên môn” từ này bị thay thế bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)
- Bộ trưởng Bộ Y tế thống nhất với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm và định biên thuyền viên của từng loại phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm và định biên thuyền viên của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Vì vậy, chỉ cần đủ 16 tuổi trở lên và đáp ứng đầy đủ các điều kiện như trên thì được làm thuyền viên trên phương tiện đường thủy nội địa.
Vi phạm quy định về trách nhiệm, điều kiện của thuyền viên, người lái phương tiện theo quy định pháp luật
Theo Điều 21 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
+ Không hướng dẫn hành khách sử dụng các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm và thoát hiểm;
+ Thuyền trưởng không trực tiếp bàn giao nhiệm vụ cho thuyền phó hoặc người được ủy quyền khi rời phương tiện;
+ Thuyền trưởng không bố trí thuyền viên trông coi phương tiện khi phương tiện neo đậu hoặc không bố trí người cảnh giới khi phương tiện hành trình trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế;
+ Thuyền viên được bố trí trông coi phương tiện khi phương tiện neo đậu mà không có mặt trên phương tiện hoặc không thực hiện trông coi phương tiện theo quy định;
+ Thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó không có mặt trên phương tiện trong ca làm việc theo quy định khi phương tiện đang hành trình;
+ Không thông báo cho Cảng vụ (nơi cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu) về sự thay đổi thuyền viên khi phương tiện rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;
+ Không có hoặc không ghi bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng chức danh trên phương tiện.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
+ Không đủ điều kiện về sức khỏe, tuổi khi điều khiển hoặc lái phương tiện;
+ Thuyền trưởng không trực tiếp điều khiển phương tiện khi qua cầu, âu tàu, ra, vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và các trường hợp khác theo quy định;
+ Thuyền viên không phải là thuyền trưởng mà trực tiếp điều khiển phương tiện khi qua cầu, âu tàu, ra, vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc trong các trường hợp khác theo quy định thuyền trưởng phải trực tiếp điều khiển phương tiện;
+ Nhận, sử dụng phương tiện không đảm bảo điều kiện hoạt động hoặc không đủ định biên theo quy định;
+ Nhận, sử dụng thuyền viên làm việc trên phương tiện không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
+ Bố trí chức danh thuyền viên không phù hợp với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên.
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang trong ca trực mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/01 lít khí thở;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/01 lít khí thở.
- Hình thức xử phạt bổ sung
+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa là gì?
Tại Điều 5 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa như sau:
- Chấp hành pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật của nước khác khi phương tiện của Việt Nam đang hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của nước đó.
- Chấp hành kỷ luật lao động, thực hiện đầy đủ phạm vi trách nhiệm theo chức danh trong khi làm việc, chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của thuyền trưởng và người chỉ huy trực tiếp, thực hiện đầy đủ thủ tục giao nhận ca, ghi chép nhật ký đầy đủ, rõ ràng.
- Hướng dẫn hành khách cách sử dụng các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm và thoát hiểm. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường, thu gom, lưu trữ và chuyển chất thải đến nơi tiếp nhận để xử lý theo quy định.
- Chỉ rời phương tiện khi được phép của người chỉ huy cao nhất trên phương tiện hoặc chủ phương tiện.
- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?