Vụ Xây dựng cơ bản là tổ chức thuộc cơ quan nào? Vụ trưởng Vụ Xây dựng cơ bản do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Vụ Xây dựng cơ bản thuộc cơ quan nào?
Theo Điều 1 Quyết định 04/QĐ-TCTL-VP năm 2017 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Xây dựng cơ bản là tổ chức thuộc Tổng cục Thủy lợi, có chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Tổng cục trưởng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục.
Theo quy định nêu trên thì Vụ Xây dựng cơ bản là tổ chức thuộc Tổng cục Thủy lợi, có chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục.
Vụ trưởng Vụ Xây dựng cơ bản do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Theo Điều 3 Quyết định 04/QĐ-TCTL-VP năm 2017 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng và không quá 02 Phó Vụ trưởng do Tổng cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định;
a) Vụ trưởng điều hành hoạt động của Vụ; chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của Vụ; bố trí công chức phù hợp với nhiệm vụ được giao và đề án vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phó Vụ trưởng giúp việc Vụ trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
2. Công chức Vụ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo phân công của Vụ trưởng, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.
Theo quy định Vụ trưởng Vụ Xây dựng cơ bản do Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Vụ Xây dựng cơ bản là tổ chức thuộc cơ quan nào? Vụ trưởng Vụ Xây dựng cơ bản do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm? (Hình từ Internet)
Vụ Xây dựng cơ bản thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Theo Điều 2 Quyết định 04/QĐ-TCTL-VP năm 2017 quy định Vụ Xây dựng cơ bản thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Tổng cục trưởng chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm; các chương trình, đề án, dự án, cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản cá biệt về lĩnh vực được phân công quản lý.
2. Chủ trì, tham gia hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các chương trình, đề án, dự án về lĩnh vực đầu tư xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
3. Tham gia đề xuất kế hoạch đầu tư xây dựng trung hạn, hàng năm của ngành. Tham gia đề xuất chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng; phối hợp thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục. Thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Vụ.
4. Chủ trì thẩm định và trình duyệt dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế, dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu các công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi, bao gồm: hồ chứa nước, đập dâng, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao và các công trình phục vụ quản lý khai thác được Bộ giao thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
5. Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng do Bộ giao Tổng cục làm chủ đầu tư theo quy định của pháp luật. Đầu mối tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
6. Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng các dự án được giao quản lý. Tổ chức giám định xây dựng chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
7. Chủ trì tham mưu chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn trong mùa mưa, lũ đối với công trình được giao quản lý đang trong giai đoạn thi công. Tham gia phương án bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi khi được Tổng cục giao.
8. Tham gia thẩm định hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành đối với các công trình, dự án thuộc phạm vi quản lý. Chỉ đạo việc lập, giao nộp, lưu trữ hồ sơ tài liệu công trình xây dựng theo quy định của nhà nước đối với các dự án được giao quản lý; thống kê, quản lý cơ sở dữ liệu các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng được giao quản lý.
9. Đề xuất nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tư xây dựng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục. Tổ chức bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ về quản lý đầu tư xây dựng cho các đơn vị trực thuộc Tổng cục, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
10. Thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục; phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc phạm vi quản lý của Vụ.
11. Xây dựng, trình Tổng cục đề án vị trí việc làm, cơ cấu và số lượng công chức; quản lý công chức, hồ sơ, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 166/2024 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; tổ chức, hoạt động của cơ sở đăng kiểm; niên hạn sử dụng xe cơ giới?
- 03 loại trung tâm sát hạch lái xe theo Nghị định 160/2024 ra sao? Thủ tục cấp lại giấy phép sát hạch của trung tâm sát hạch lái xe ra sao?
- Người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ gây tai nạn giao thông từ năm 2025 bị xử phạt bao nhiêu?
- Quá tốc độ từ 10 đến 20 phạt bao nhiêu năm 2025? Tổng hợp mức phạt chạy quá tốc độ của ô tô, xe máy năm 2025 theo Nghị định 168?
- Điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng theo Nghị định 177/2024 ra sao?