Vụ việc phá sản có tính chất phức tạp là gì? Tòa án nhân dân cấp nào xử lý các vụ việc phá sản thuộc trường hợp này?
Vụ việc phá sản có tính chất phức tạp là gì?
Vụ việc phá sản có tính chất phức tạp được giải thích tại Điều 3 Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP như sau:
Về vụ việc phá sản có tính chất phức tạp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản và thẩm quyền giải quyết
1. Vụ việc phá sản có tính chất phức tạp là vụ việc không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản và doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có từ trên 300 (ba trăm) lao động trở lên hoặc có vốn điều lệ từ trên 100.000.000.000 (một trăm tỷ đồng) trở lên;
b) Là tổ chức tín dụng; doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích; doanh nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
c) Là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Có khoản nợ được Nhà nước bảo đảm hoặc có liên quan đến việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, văn bản thỏa thuận về đầu tư với cơ quan, tổ chức nước ngoài;
đ) Có giao dịch bị yêu cầu tuyên bố là vô hiệu theo quy định tại Điều 59 của Luật phá sản.
...
Theo đó, vụ việc phá sản có tính chất phức tạp là vụ việc không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 8 Luật Phá sản 2014 và doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có từ trên 300 (ba trăm) lao động trở lên hoặc có vốn điều lệ từ trên 100.000.000.000 (một trăm tỷ đồng) trở lên;
- Là tổ chức tín dụng; doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích; doanh nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
- Là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Có khoản nợ được Nhà nước bảo đảm hoặc có liên quan đến việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, văn bản thỏa thuận về đầu tư với cơ quan, tổ chức nước ngoài;
- Có giao dịch bị yêu cầu tuyên bố là vô hiệu theo quy định tại Điều 59 của Luật phá sản.
Vụ việc phá sản có tính chất phức tạp là gì? Tòa án nhân dân cấp nào xử lý các vụ việc phá sản thuộc trường hợp này? (hình từ internet)
Tòa án nhân dân cấp nào xử lý các vụ việc phá sản có tính chất phức tạp?
Thẩm quyền xử lý các vụ việc phá sản có tính chất phức tạp được quy định tại Điều 3 Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:
Về vụ việc phá sản có tính chất phức tạp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản và thẩm quyền giải quyết
...
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện lấy lên để giải quyết phá sản đối với vụ việc thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.
3. Tòa án nhân dân cấp huyện sau khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thì căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 32 của Luật phá sản làm văn bản đề nghị gửi kèm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tài liệu, chứng cứ cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xem xét thụ lý, giải quyết; đồng thời, thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Như vậy thầm quyền giải quyết các vụ việc phá sản có tính chất phức tạp thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Trường hợp nào Tòa án nhân dân cấp huyện vẫn có quyền giải quyết các vụ việc phá sản có tính chất phức tạp?
Về vụ việc phá sản có tính chất phức tạp được quy định tại Điều 3 Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP như sau:
Về vụ việc phá sản có tính chất phức tạp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản và thẩm quyền giải quyết
...
4. Trường hợp Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đúng thẩm quyền nhưng trong quá trình giải quyết phá sản có sự thay đổi nơi cư trú, địa chỉ của người tham gia thủ tục phá sản hoặc xuất hiện tình tiết mới làm cho vụ việc phá sản thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản và hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thì Tòa án nhân dân cấp huyện vẫn tiếp tục giải quyết.
Như vậy, trường hợp Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đúng thẩm quyền nhưng trong quá trình giải quyết phá sản có sự thay đổi nơi cư trú, địa chỉ của người tham gia thủ tục phá sản hoặc xuất hiện tình tiết mới làm cho vụ việc phá sản thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Phá sản 2014 và hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thì Tòa án nhân dân cấp huyện vẫn tiếp tục giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?