Vụ Tổ chức Biên chế của Bộ Nội vụ được quyền tổ chức các hội thảo quốc tế về những lĩnh vực nào?
Cơ cấu tổ chức của Vụ Tổ chức Biên chế Bộ Nội vụ bao gồm các phòng chuyên môn nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 901/QĐ-BNV năm 2013 quy định về cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Tổ chức Biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
1. Lãnh đạo Vụ:
Vụ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng. Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
2. Các phòng chuyên môn:
a) Phòng Quản lý Tổ chức bộ máy;
b) Phòng Quản lý Biên chế.
Phòng có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng. Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền và trách nhiệm của Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức.
a) Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Điều 2 và có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:
...
Như vậy, theo quy định thì Vụ Tổ chức Biên chế của Bộ Nội vụ có các phòng chuyên môn sau:
(1) Phòng Quản lý Tổ chức bộ máy;
(2) Phòng Quản lý Biên chế.
Phòng có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng. Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Vụ Tổ chức Biên chế Bộ Nội vụ bao gồm các phòng chuyên môn nào? (Hình từ Internet)
Vụ trưởng Vụ Tổ chức Biên chế của Bộ Nội vụ có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Quyết định 901/QĐ-BNV năm 2013 quy định về cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Tổ chức Biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
...
3. Thẩm quyền và trách nhiệm của Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức.
a) Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Điều 2 và có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Vụ và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về mọi mặt công tác của Vụ;
- Phân công nhiệm vụ, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức trong Vụ;
- Quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể và quy chế làm việc của các Phòng thuộc Vụ;
- Ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hành chính về: hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; ý kiến tham gia về việc thành lập các tổ chức sự nghiệp thuộc thẩm quyền của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của pháp luật; thẩm tra đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế của các Bộ, ngành, địa phương và các văn bản khác theo thừa lệnh của Bộ trưởng;
- Phối hợp với các tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ, các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ;
- Thực hiện công tác thông tin cho công chức trong Vụ theo Quy chế làm việc của Bộ và Quy chế làm việc của Vụ;
- Quyết định các nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết, kiến nghị với Bộ trưởng về các chủ trương, giải pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Vụ;
- Tổ chức thực hiện các Quy chế của Bộ; quản lý công chức và tài sản được giao theo phân cấp của Bộ trưởng.
...
Như vậy, theo quy định thì Vụ trưởng Vụ Tổ chức Biên chế có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:
(1) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Vụ và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nội vụ và trước pháp luật về mọi mặt công tác của Vụ;
(2) Phân công nhiệm vụ, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức trong Vụ;
(3) Quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể và quy chế làm việc của các Phòng thuộc Vụ;
(4) Ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hành chính về:
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;
- Ý kiến tham gia về việc thành lập các tổ chức sự nghiệp thuộc thẩm quyền của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của pháp luật;
- Thẩm tra đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế của các Bộ, ngành, địa phương và các văn bản khác theo thừa lệnh của Bộ trưởng;
(5) Phối hợp với các tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ, các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ;
(6) Thực hiện công tác thông tin cho công chức trong Vụ theo Quy chế làm việc của Bộ và Quy chế làm việc của Vụ;
(7) Quyết định các nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết, kiến nghị với Bộ trưởng về các chủ trương, giải pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Vụ;
(8) Tổ chức thực hiện các Quy chế của Bộ; quản lý công chức và tài sản được giao theo phân cấp của Bộ trưởng.
Vụ Tổ chức Biên chế của Bộ Nội vụ được quyền tổ chức các hội thảo quốc tế về những lĩnh vực nào?
Căn cứ khoản 15 Điều 2 Quyết định 901/QĐ-BNV năm 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Tổ chức Biên chế như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
14. Trình Bộ trưởng ý kiến tham gia đối với các đề án thành lập, sắp xếp, chuyển đổi mô hình tổ chức các doanh nghiệp nhà nước khi có văn bản đề nghị của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
15. Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu khoa học và tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về lĩnh vực tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về lĩnh vực tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng.
16. Giúp Bộ trưởng tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế của các hội có tính chất đặc thù.
...
Như vậy, theo quy định thì Vụ Tổ chức Biên chế có quyền tổ chức các hội thảo quốc tế về lĩnh vực tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?