Vụ thuộc Bộ là gì? Vụ thuộc Bộ được thành lập khi đáp ứng các điều kiện nào theo quy định hiện hành?
Vụ thuộc Bộ là gì?
Vụ thuộc Bộ được quy định tại Điều 18 Nghị định 123/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 101/2020/NĐ-CP và khoản 6 Điều 1 Nghị định 101/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Vụ thuộc Bộ
1. Vụ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp hoặc chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của Bộ.
2. Vụ không có tư cách pháp nhân, không có con dấu, không có tài khoản. Vụ trưởng được ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hướng dẫn, giải quyết, thông báo các vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của vụ.
3. Không tổ chức phòng trong vụ. Trường hợp vụ có nhiều mảng công tác và khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 30 biên chế công chức trở lên được cấp có thẩm quyền giao (sau đây gọi chung là biên chế công chức) thì có thể thành lập phòng và số lượng phòng trong vụ thuộc bộ (nếu có) phải được quy định tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ.
4. Vụ hoạt động theo chế độ Thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên.
5. Tiêu chí thành lập vụ:
a) Vụ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ;
Có phạm vi, đối tượng quản lý theo ngành, lĩnh vực;
Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên.
b) Vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu về công tác quản trị nội bộ được thành lập khi khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên.
Theo đó, Vụ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp hoặc chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của Bộ.
Vụ thuộc Bộ là gì? Vụ thuộc Bộ được thành lập khi đáp ứng các điều kiện nào theo quy định hiện hành? (hình từ internet)
Vụ thuộc Bộ được thành lập khi đáp ứng các điều kiện nào theo quy định hiện hành?
Vụ thuộc Bộ được quy định tại Điều 18 Nghị định 123/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 101/2020/NĐ-CP và khoản 6 Điều 1 Nghị định 101/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Vụ thuộc Bộ
1. Vụ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp hoặc chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của Bộ.
2. Vụ không có tư cách pháp nhân, không có con dấu, không có tài khoản. Vụ trưởng được ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hướng dẫn, giải quyết, thông báo các vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của vụ.
3. Không tổ chức phòng trong vụ. Trường hợp vụ có nhiều mảng công tác và khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 30 biên chế công chức trở lên được cấp có thẩm quyền giao (sau đây gọi chung là biên chế công chức) thì có thể thành lập phòng và số lượng phòng trong vụ thuộc bộ (nếu có) phải được quy định tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ.
4. Vụ hoạt động theo chế độ Thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên.
5. Tiêu chí thành lập vụ:
a) Vụ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ;
Có phạm vi, đối tượng quản lý theo ngành, lĩnh vực;
Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên.
b) Vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu về công tác quản trị nội bộ được thành lập khi khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên.
Theo đó, Vụ thuộc Bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
- Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ;
- Có phạm vi, đối tượng quản lý theo ngành, lĩnh vực;
Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên.
Ngoài các Vụ thì cơ cấu tổ chức của Bộ còn gồm những đơn vị nào?
Ngoài các Vụ thì cơ cấu tổ chức của Bộ còn gồm những đơn vị được quy định tại Điều 17 Nghị định 123/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Cơ cấu tổ chức của Bộ
1. Cơ cấu tổ chức của Bộ gồm:
a) Vụ;
b) Văn phòng;
c) Thanh tra;
d) Cục (nếu có);
đ) Tổng cục (nếu có);
e) Đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, gồm:
a) Các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực;
b) Báo, tạp chí; Trung tâm Thông tin;
c) Trường hoặc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện thuộc Bộ.
3. Số lượng cấp phó của người đứng đầu văn phòng, thanh tra, vụ, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ.
Như vậy, ngoài Vụ thì cơ cấu tổ chức của Bộ còn gồm các đơn vị sau:
- Văn phòng;
- Thanh tra;
- Cục (nếu có);
- Tổng cục (nếu có);
- Đơn vị sự nghiệp công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?