Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp có chức năng tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện những chức năng gì?
- Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp có chức năng tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện những chức năng gì?
- Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo như thế nào?
- Nhiệm vụ của Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định ra sao?
Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp có chức năng tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện những chức năng gì?
Theo Điều 1 Quyết định 1134/QĐ-TTCP năm 2013 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II) là đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, có chức năng tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, gồm: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công an, Quốc phòng, Tư pháp, Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là các Bộ, ngành khối nội chính và kinh tế tổng hợp); có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi phụ trách.
Theo quy định nêu trên thì Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp có chức năng tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, bao gồm:
- Quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, gồm: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công an, Quốc phòng, Tư pháp, Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là các Bộ, ngành khối nội chính và kinh tế tổng hợp);
- Có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi phụ trách.
Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Hình từ Internet)
Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 1134/QĐ-TTCP năm 2013 quy định Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo như sau:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra các bộ, ngành khối nội chính và kinh tế tổng hợp thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra các bộ, ngành thuộc khối nội chính và kinh tế tổng hợp xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra; chỉ đạo, hướng dẫn công tác chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các tổ chức thanh tra bộ, ngành được phân công;
- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của các kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và của Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ thuộc khối nội chính và kinh tế tổng hợp khi cần thiết;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ trong việc đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc khối nội chính và kinh tế tổng hợp tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ không đồng ý thì trình Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra và chủ trì thực hiện;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét xử lý vấn đề mà Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc khối nội chính và kinh tế tổng hợp không nhất trí với thủ trưởng cùng cấp về công tác thanh tra;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ xử lý việc chồng chéo, trùng lắp về thời gian, nội dung thanh tra, kiểm tra của các đoàn thanh tra, kiểm tra do cơ quan Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành;
- Tham mưu cho Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định do Bộ, ngành ban hành trái với văn bản pháp luật của Nhà nước, của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Phối hợp với Thanh tra Bộ, ngành trong khối nội chính và kinh tế tổng hợp theo dõi tình hình thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đề xuất kịp thời với Tổng Thanh tra Chính phủ các giải pháp giải quyết khi có dấu hiệu phát sinh phức tạp;
- Tổng kết kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn; tham gia nghiên cứu lý luận, nghiệp vụ về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng; đề xuất việc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật.
Nhiệm vụ của Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định ra sao?
Theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 1134/QĐ-TTCP năm 2013 quy định nhiệm vụ của Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo như sau:
- Trực tiếp thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khối nội chính và kinh tế tổng hợp; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất do Tổng Thanh tra Chính phủ giao;
- Đề xuất Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ thuộc khối nội chính và kinh tế tổng hợp kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền Tổng Thanh tra Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ giao thuộc các lĩnh vực, bộ, ngành được phân công phụ trách; phối hợp với Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư để tiếp công dân đến Thanh tra Chính phủ khiếu nại, tố cáo đối với những vụ việc giao Vụ II chủ trì xem xét, giải quyết;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ tổ chức, theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo hoạt động của các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Vụ II chủ trì hoặc do cán bộ, công chức của Vụ II làm trưởng đoàn; tổng hợp kết quả và xây dựng báo cáo tổng kết các cuộc thanh tra diện rộng được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?